Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của TRẦN YẾN HẢO - NGUYỄN HOÀNG MINH GIANG - NGUYỄN KIM YẾN - ĐINH THỊ MỘNG HOÀI (Sinh viên, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh)

ẤN PHTÓM TẮT:

Nghiên cứu vận dụng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy mức độ mong muốn tác động mạnh mẽ nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Bên cạnh đó, tính khả thi và định hướng khởi nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích và tăng cường ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả này là cơ sở để các trường đại học hỗ trợ và thúc đẩy mức độ mong muốn của sinh viên trong việc hình thành ý định khởi nghiệp.

Từ khóa: ý định khởi nghiệp, định hướng khởi nghiệp, tính khả thi, mức độ mong muốn, sinh viên, TP. Hồ Chí Minh.

1. Đặt vấn đề

Khởi nghiệp được xác định là một thực tiễn và hiện tượng toàn cầu vì nó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định xã hội và giảm tỷ lệ thất nghiệp (Lingappa, 2020; Zamrudi & Yuliantu, 2020). Doanh nhân chính là động lực cho sự phát triển kinh tế thông qua nhiều lợi ích kinh tế xã hội mà họ mang lại dưới dạng tạo ra việc làm, chuyển giao công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh và đổi mới, thúc đẩy trao quyền xã hội (Acs và cộng sự, 2014; Bosma và cộng sự., 2018; Fayolle và cộng sự., 2016).

Hơn nữa, tinh thần khởi nghiệp có thể được thúc đẩy thông qua giáo dục (Fietze và Boyd, 2017; Saeed và cộng sự, 2015), cụ thể ở đây là tác động của định hướng khởi nghiệp trong trường đại học. Nó đã mở rộng với tốc độ nhanh chóng trên nhiều tổ chức giáo dục đại học trên thế giới và đã thành công trong việc hình thành ý định của sinh viên đối với tinh thần kinh doanh mà sau này trở thành hành vi thực tế (Fretschner và Weber, 2013). Các việc thúc đẩy định hướng khởi nghiệp tại các trường đại học góp phần phát triển thái độ, năng lực và kỹ năng kinh doanh của sinh viên và khả năng tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, do đó nâng cao ý định của họ đối với các dự án kinh doanh (Piperopoulos và Dimov, 2015). Vì vậy, nghiên cứu này sẽ phân tích tầm quan trọng của việc định hướng khởi nghiệp của các trường đại học, mức độ mong muốn và tính khả thi trong việc khởi nghiệp đến ý định của sinh viên. Bài nghiên cứu sẽ đóng góp vào cuộc tranh luận học thuật về ý định khởi nghiệp của sinh viên.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Mức độ mong muốn và tính khả thi

Khi xem xét một hành động, đặc biệt là về ý định khởi nghiệp, sinh viên tập trung vào mong muốn hoặc tính khả thi. Mong muốn đề cập đến giá trị của trạng thái kết thúc của một sự kiện, nghĩa là liệu bản thân một hành động có giá trị lớn hay không; tính khả thi đề cập đến phương tiện để đạt được trạng thái cuối cùng đó, nghĩa là việc tiến hành hành động có dễ dàng hay không (Liberman & Trope, 1998; Trope & Liberman, 2010). Trong câu chuyện mở đầu, lợi nhuận góp phần tạo nên sự hấp dẫn của ý định khởi nghiệp, trong khi vốn và thị trường quyết định phần lớn tính khả thi. Tính mong muốn và tính khả thi là trực giao, sao cho các sự kiện có cả tính mong muốn cao và tính khả thi cao đều được thành công nhất nhưng không phải lúc nào cũng có thể đạt được. Các lựa chọn xung đột (những lựa chọn có mức độ mong muốn cao nhưng tính khả thi thấp hoặc mức độ mong muốn thấp nhưng tính khả thi cao thường thấy hơn. Do đó, đòi hỏi những người ra quyết định phải cân bằng giữa mong muốn và tính khả thi.

Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức về năng lực tình huống và phản ánh khả năng nhận thức để có thể tự làm chủ. Và nó được Bandura (1997) gọi là năng lực bản thân. Theo sự dẫn dắt của Shapero-Sokol, nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của mức độ mong muốn và tính khả thi được nhận thức đối với ý định kinh doanh, giả định rằng sự tự tin vào năng lực bản thân do lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB), xây dựng được gắn liền với nhận thức về tính khả thi và thái độ được gắn liền với nhận thức về mức độ mong muốn. Năng lực bản thân tương đương với mong muốn được nhận thức và tính khả thi trong mô hình của Shapero. Dựa theo thuyết hành vi kế hoạch (TPB) và mô hình của Shapero, chúng tôi đặt ra giả thuyết sau:

H1: Tính khả thi ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến ý định khởi nghiệp.

H2: Mức độ mong muốn ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến ý định khởi nghiệp.

2.2. Định hướng và ý định khởi nghiệp - mối quan hệ giữa 2 biến (Hình 1)

Các nghiên cứu trước đây (Karimi và cộng sự, 2016; Kautonen và cộng sự, 2015; Maresch và cộng sự, 2016) đã điều tra rằng “Ý định hành động” là trung tâm của việc thành lập doanh nghiệp, vì điều này tình cờ là chìa khóa động lực của quá trình kinh doanh (Zhao và cộng sự, 2010). Các nghiên cứu cho thấy định hướng khởi nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến tính đổi mới, hiệu suất, tăng trưởng và lợi nhuận trong các doanh nghiệp kinh doanh (Franco và Haase, 2013; Moreno và Casillas, 2008; Rauch và cộng sự, 2009). Trong một nghiên cứu khác của Chien (2014) đã phát hiện ra định hướng khởi nghiệp cá nhân có liên quan tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Mở rộng theo quy mô định hướng khởi nghiệp cá nhân do Bolton và Lane đề xuất (2012), một công trình học thuật gần đây của Popov và cộng sự. (2019) đã xác thực các thuộc tính đo lường tâm lý của các biện pháp định hướng khởi nghiệp cá nhân trong một mẫu sinh viên người Serbia. Các nghiên cứu gần đây đã coi định hướng khởi nghiệp cá nhân là một năng lực kinh doanh có thể học được thông qua học tập kinh nghiệm. Dựa trên giả định rằng một cá nhân có đánh giá thuận lợi về sự nghiệp kinh doanh sẽ có ý định tích cực đối với việc thành lập doanh nghiệp mới, giả thuyết sau đây được đề xuất:

H3. Định hướng khởi nghiệp ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

ý định khởi nghiệp

3. Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng khảo sát trong bài viết này là các sinh viên đã hoặc đang học tại các trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thu thập dữ liệu bằng phương pháp khảo sát trực tuyến được gửi qua Google Biểu mẫu. Có 234 bảng câu hỏi hợp lệ để phân tích. Trong đó, sinh viên nữ là 159 bạn - chiếm 67,9%, sinh viên nam là 75 bạn - chiếm 32,1%.

Bài nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Các thang đo khái niệm nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Cụ thể thang đo “Ý định khởi nghiệp" được đo lường bằng thang đo kế thừa từ nghiên cứu của Linan và Chen (2007). Nghiên cứu sử dụng thang đo kế thừa từ Krueger và cộng sự. (2000) cho khái niệm “Mức độ mong muốn". Thang đo “Tính khả thi" được thiết kế theo đề xuất của (Ajzen, 1987). Thang đo “Định hướng khởi nghiệp" được xây dựng từ nghiên cứu của (Koe, 2016).

Nghiên cứu đã áp dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu thu thập được. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, nghiên cứu được sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA).

4. Kết quả nghiên cứu

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (Bảng 1) cho thấy, độ tin cậy của các đa số thang đo trong mô hình đều đạt ở mức cao, phù hợp với tiêu chí của Hoàng và Chu (2008). Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0.470 phù hợp với Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994) là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3, do đó, không có biến quan sát nào bị loại.

Bảng 1. Tổng hợp độ tin cậy của các thang đo

ý định khởi nghiệp

Sau khi phân tích nhân tố EFA, có tất cả 3 nhân tố tác động trong mô hình nghiên cứu, bao gồm: tính khả thi (FS), mức độ mong muốn (DS), định hướng khởi nghiệp (EO). Đối với biến phụ thuộc, trải qua EFA không có biến nào trong các biến ban đầu bị loại bỏ. Bên cạnh đó, hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) là chỉ số để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố phải nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 (Hoàng và Chu, 2008) và tổng phương sai trích phải đạt tối thiểu 50% (Anderson và Gerbing, 1988). Kết quả phân tích cho thấy biến độc lập và biến phụ thuộc phù hợp với điều kiện. Hệ số tải nhân tối thiểu chấp nhận được là 0,5 (Hair và cộng sự, 1998). Đối với biến độc lập, hệ số tải nhân tố nhỏ nhất là 0,544 (DS1) và 0.623 (EI1) đối với biến phụ thuộc. Do đó, không có biến quan sát nào bị loại. (Bảng 2 và Bảng 3).

Bảng 2. Kết quả phân tích EFA của biến độc lập

ý định khởi nghiệp

Bảng 3. Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc

ý định khởi nghiệp

Variance Inflation Factor (VIF) là chỉ số xác định mức độ đa cộng tuyến của mô hình đo lường, giá trị VIF trên 5 thể hiện nguy cơ bị đa cộng tuyến (Hair, Ringle, & Sarstedt, 2011). Các giá trị VIF dao động từ 1.090 đến 1.686 (Bảng 4). Do đó, mô hình đo lường đáp ứng yêu cầu.          

Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến

ý định khởi nghiệp

5. Kết quả

Nghiên cứu Lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) để giải thích mối quan hệ giữa tính khả thi, mức độ mong muốn, định hướng khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy giả thuyết 2, mức độ mong muốn được nhận thức có tác động tích cực và mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp  (ꞵ = 0.452). Kết quả này phù hợp với kết luận của Luthje và Franke (2003), rằng những sinh viên có thái độ tích cực có nhiều khả năng trở thành người tự kinh doanh.

Ngoài ra, kết quả ước tính trong nghiên cứu của chúng tôi còn ủng hộ giả thuyết 1 cho rằng tác động của tính khả thi được nhận thức đối với ý định khởi nghiệp là tích cực. Đây là một phát hiện mới, trái với kết quả trước đây của Yang và cộng sự (2014) và Guerrero và cộng sự (2018) rằng tính khả thi không có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu này giải thích triết lý rằng “tinh thần kinh doanh có thể được tăng cường thông qua giáo dục, đặc biệt là giáo dục tinh thần kinh doanh” (Ủy ban châu Âu 2006). Nghiên cứu chỉ ra rằng giáo dục tinh thần kinh doanh giải thích một lượng lớn phương sai bổ sung trong ý định khởi nghiệp. Điều này cung cấp một con đường mới cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục và tinh thần kinh doanh. Đây là một phát hiện quan trọng trong bối cảnh cuộc tranh luận hiện nay về vấn đề này giữa các học giả và các nhà thực hành.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn cho thấy tác động tích cực của định hướng khởi nghiệp lên ý định khởi nghiệp. Định hướng khởi nghiệp được gọi là “quy trình hoạch định chiến lược cung cấp cho các tổ chức cơ sở cho các quyết định và hành động kinh doanh” (Rauch và cộng sự., 2009). Một khối lượng đáng kể các nghiên cứu về kinh doanh đã chứng minh cho khái niệm định hướng trong việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp (Kantur, 2016). Do đó, kết quả của phân tích thực nghiệm này xác nhận rằng các việc định hướng khởi nghiệp có vai trò quyết định bằng cách cung cấp cho sinh viên sự giáo dục, đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp cần thiết (Trivedi, 2016), do đó nuôi dưỡng họ kỹ năng kinh doanh và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định chiến lược của họ để áp dụng sự nghiệp kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Acs, Z. J., Autio, E., & Szerb, L. (2014). National systems of entrepreneurship: Measurement issues and policy implications. Research policy, 43(3), 476-494.
  2. Bosma, N., Content, J., Sanders, M., & Stam, E. (2018). Institutions, entrepreneurship, and economic growth in Europe. Small Business Economics, 51, 483-499.
  3. Fayolle, A., Landstrom, H., Gartner, W. B., & Berglund, K. (2016). The institutionalization of entrepreneurship: Questioning the status quo and re-gaining hope for entrepreneurship research. Entrepreneurship & Regional Development, 28(7-8), 477-486.
  4. Guerrero, M., Rialp, J., & Urbano, D. (2008). The impact of desirability and feasibility on entrepreneurial intentions: A structural equation model. International Entrepreneurship and Management Journal, 4, 35-50.
  5. Hoàng, T., & Chu, N. M. N. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS-tập 1. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  6. Hockerts, K. (2017). Determinants of social entrepreneurial intentions. Entrepreneurship theory and practice, 41(1), 105-130.
  7. Kautonen, T., Van Gelderen, M., & Fink, M. (2015). Robustness of the theory of planned behavior in predicting entrepreneurial intentions and actions. Entrepreneurship theory and practice, 39(3), 655-674.
  8. Lüthje, C., & Franke, N. (2003). The ‘making’of an entrepreneur: testing a model of entrepreneurial intent among engineering students at MIT. R&d Management, 33(2), 135-147.
  9. Maresch, D., Harms, R., Kailer, N., & Wimmer-Wurm, B. (2016). The impact of entrepreneurship education on the entrepreneurial intention of students in science and engineering versus business studies university programs. Technological forecasting and social change, 104, 172-179.
  10. Piperopoulos, P., & Dimov, D. (2015). Burst bubbles or build steam? Entrepreneurship education, entrepreneurial self‐efficacy, and entrepreneurial intentions. Journal of small business management, 53(4), 970-985.
  11. Rauch, A., Wiklund, J., Lumpkin, G. T., & Frese, M. (2009). Entrepreneurial orientation and business performance: An assessment of past research and suggestions for the future. Entrepreneurship theory and practice, 33(3), 761-787.
  12. Saeed, S., Yousafzai, S. Y., Yani‐De‐Soriano, M., & Muffatto, M. (2015). The role of perceived university support in the formation of students' entrepreneurial intention. Journal of small business management, 53(4), 1127-1145.
  13. Trivedi, R. (2016). Does university play significant role in shaping entrepreneurial intention? A cross-country comparative analysis. Journal of Small Business and Enterprise Development, 23(3), 790-811.
  14. Yang, Y., Guan, J., Yin, J., Shao, B., & Li, H. (2014). Urinary levels of bisphenol analogues in residents living near a manufacturing plant in south China. Chemosphere, 112, 481-486.
  15. Zamrudi, Z., & Yulianti, F. (2020). Sculpting factors of entrepreneurship among university students in Indonesia. Entrepreneurial Business and Economics Review, 8(1), 33-49.

A STUDY ON THE FACTORS AFFECTING THE ENTREPRENEURIAL

INTENTIONS OF STUDENTS IN HO CHI MINH CITY

• TRAN YEN HAO1

• NGUYEN HOANG MINH GIANG1

• NGUYEN KIM YEN1

• DINH THI MONG HOAI1

1Student, Ho Chi Minh City Open University

ABSTRACT:

This study uses the theory of planned behavior (TPB) to assess the factors affecting the entrepreneurial intention of students in Ho Chi Minh City. The study’s results show that the level of desire has the strongest impact on the entrepreneurial intentions of students. In addition, the feasibility and orientation of entrepreneurship also play an important role in explaining and enhancing students' entrepreneurial intentions. The study’s results are the basis for universities to support and promote the desired level of students in forming entrepreneurial intentions.

Keywords: start-up intention, start-up orientation, feasibility, level of desire, students, Ho Chi Minh City.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 14 tháng 6 năm 2023]

Tạp chí Công Thương