Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang: Phát huy vai trò tiên phong trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Tiền Giang

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang đã thực hiện tái cơ cấu các sản phẩm chủ lực, gắn kết chuỗi sản phẩm hàng hóa, từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trị và xác định mục tiêu sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Tuấn Quốc - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang
Ông Nguyễn Tấn Quốc - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT được thành lập ngày 24/6/2019 và đi vào hoạt động ngày 01/7/2019.

Từ khi hoạt động đến nay, Trung tâm tập trung kiện toàn bộ máy, sắp xếp, bố trí nhân sự cho các phòng/trại và củng cố các hoạt động như: khuyến nông, kinh doanh, sản xuất thực nghiệm - thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nươc,...

Đến nay, đơn vị đã ổn định tổ chức, tinh gọn bộ máy, tích cực đổi mới công tác quản lý thích ứng với tình hình mới, sử dụng hiệu quả các nguồn lực về con người và cơ sở vật chất để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trong hoạt động, đơn vị chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông để kịp thời nắm bắt, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ và thích ứng với biến đổi khí hậu để chuyển giao cho người dân và phù hợp với nhu cầu sản xuất, đáp ứng các mục tiêu phát triển của Ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, tập trung thực hiện tái cơ cấu các sản phẩm chủ lực - tiềm năng của tỉnh, phát triển ngành trái cây thông qua thực hiện các chuỗi phát triển ngành hàng trái cây như: Thanh long, sầu riêng, xoài,…; xây dựng vùng trồng chuyên canh, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi liên kết, từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trịvà xác định mục tiêu sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sản xuất giống

Tuy nhiên, do tình hình dịch covid-19 nên các hoạt động khuyến nông năm 2021 triển khai còn chậm hơn so với tiến độ nhưng từ khi dịch bệnh được kiểm soát, đơn vị đã nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động, đến nay cơ bản đã hoàn thành Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2020-2022 và các kế hoạch được cấp trên giao năm 2022.

Cụ thể, trong năm 2022, đơn vị đã tham mưu cho ngành Nông nghiệp: trình Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐNDngày 08/7/2022 về Quy định nội dung hỗ trợ, mức chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình phát triên 3nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND ngày 18/01/2022 về Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 13/7/2022 về Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, đơn vị còn tham mưu cho Ngành nông nghiệp tỉnh triển khai, thực hiện 02 đề án của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2012-2025 và Đề án nâng cao hiệu quả năng lực công tác khuyến nông cộng đồng.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Để triển khai thực hiện các chương trình trên đạt hiệu quả, đơn vị đang tham mưu ngành Nông nghiệp Tiền Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư hạ tầng đến xúc tiến thương mại,… nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông thủy sản; xây dựng vùng trồng chuyên canh, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, chế biến tiêu thụ theo chuỗi liên kết; xây dựng chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân áp dụng tiêu chuẩn GAP.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh củng cố - nâng cao năng lực Hợp tác xã, đồng thời đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới liên tục được triển khai và truyền thông rộng rãi trong nhân dân đáp ứng nhu cầu tiếp thụ cao và hăng hái ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là chế biến nông sản.

Phát huy kết quả đạt được, đơn vị sẽ bám sát các chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, các cấp lãnh đạo tỉnh Tiền giang để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp để phát huy vai trò tiên phong của đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

 

Nguyễn Tấn Quốc