[Truyền thống Công Thương] Hoạt động giao thương hàng hóa trong vùng địch tạm chiếm

Ngày 14/05/1951, Sở Mậu dịch được thành lập theo Sắc lệnh số 22/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tình hình mới thành lập, các nguồn lực còn yếu, phương châm hoạt động của ngành mậu dịch là tận dụng mạng lưới thương nhân để điều hòa giá trên thị trường.
so mua hang 1954
Sổ mua hàng hoá của Sở Mậu dịch Nam Bộ năm 1954

Ngày 14/05/1951, Sở Mậu dịch được thành lập theo Sắc lệnh số 22/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoạt động của Sở Mậu dịch nhằm ba mục tiêu chính: thứ nhất, thúc đẩy sản xuất, phát triển tiểu thủ công nghệ, khai thác lâm thổ sản trong nhân dân thông qua việc mở rộng giao lưu hàng hóa; thứ hai, bình ổn vật giá các nhu yếu phẩm thiết yếu (gạo, muối, vải, dầu hỏa…), chống đầu cơ, lũng đoạn thị trường; và thứ ba, đấu tranh kinh tế với địch, chủ động giao dịch với vùng tạm bị địch chiếm để giành phần lợi cho ta.
Trong tình hình mới thành lập, các nguồn lực còn yếu, phương châm hoạt động của ngành mậu dịch là tận dụng mạng lưới thương nhân để điều hòa giá trên thị trường. Chiến trường Nam Bộ do cách xa với các vùng tự do khác và tình hình chiến tranh khốc liệt nên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ đã thành lập Sở Mậu dịch Nam Bộ với cách thức hoạt động tương tự.
Tại đây, thương nhân được tổ chức thành các tổ, nhóm. Cán bộ mậu dịch sinh hoạt thường kỳ để cung cấp các thông tin quân sự, kinh tế, chính trị mới nhằm định hướng, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ cũng như lắng nghe ý kiến phản ánh của thương nhân về chính sách và thu thập các thông tin thị trường thực tế. Sở Mậu dịch cũng đứng ra thu mua trong nhân dân các loại hàng hóa mà thương nhân cần cho kinh doanh xuất khẩu (bán hàng hoá từ vùng tự do ra vùng tạm bị địch chiếm và bán hàng hóa ra nước ngoài) để thúc đẩy hoạt động giao thương.

Báo cáo tổng kết công tác kinh tế tài chính năm 1953 của Ban Kinh Tài Nam Bộ nêu rõ các khoản thu dưới hình thức sản phẩm của địa phương như tôm khô, đậu nành và muối đều giao cho ngành Mậu dịch để xuất khẩu với tổng trị giá lên tới trên 234 triệu bạc Việt Nam.
Phòng Truyền thống Ngành Công Thương hiện còn lưu giữ Sổ mua hàng hóa của Sở Mậu dịch Nam Bộ năm 1954. Sổ ghi chi tiết tình hình thu mua các loại tôm khô, đơn giá và khối lượng thu mua theo từng ngày.

[Quảng cáo]

 

Phòng Truyền thống ngành Công Thương