Xoài, vải 5-7 năm mới có “visa”, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu rà soát lại

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2018 do Bộ Công Thương tổ chức hôm qua, ngày 9/7, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh t

Bộ trưởng thẳng thắn chỉ ra, chúng ta có cơ chế hợp tác song phương, có Ủy ban hỗn hợp hợp tác kinh tế với các nước, có Ủy ban liên Chính phủ với nhiều nước, có các hiệp định tự do thương mại (FTA) đa phương và song phương… nhưng trên thực tế, các hàng rào kỹ thuật, các thủ tục hành chính để một mặt hàng xuất khẩu nước ta thâm nhập vào một thị trường còn rất chậm. Đơn cử như quả vải, quả xoài, để vào được một nước phát triển như Australia, Hoa Kỳ phải mất từ 5 đến 7 năm, thậm chí lâu hơn nữa. Nếu cứ đi theo cách như thế này, chúng ta không đủ thời gian để xây dựng những chuỗi sản phẩm nông sản, thủy sản của chúng ta trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Vì vậy, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc nghiên cứu, phân tích tích trường phục vụ công tác điều hành chính sách phải chuyển theo hướng trên cơ sở cân bằng lợi ích, trao đổi lợi ích giữa Việt Nam và một số thị trường cụ thể cần được tính đến. Chúng ta phải thể hiện được vai trò của mình thông qua các Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban hợp tác kinh tế song phương cũng như các cơ chế khác; thông qua sự hợp tác với các bộ ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ…

Từ đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tham mưu thuộc Bộ phải rà soát lại, phân tích, đánh giá thực tiễn trong thời gian vừa qua để thấy được những hạn chế và hiệu quả của các cơ chế đã có, cũng như vai trò của các bộ ngành trong tổ chức thực hiện với mục đích cuối cùng là đẩy nhan hơn nữa việc đưa sản phẩm nông nghiệp của chúng ta thâm nhập thị trường.

Được biết, cách đây 2 năm, tháng 6 năm 2016, trái xoài nước ta được phép xuất khẩu vào Australia. Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam, xoài là loại quả được yêu thích tại Australia trong các bữa ăn hàng ngày, được dùng để chế biến món chính, salat, đồ uống… Nhưng cũng phải mất tới 7 năm đàm phán, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước nước này mới gật đầu chấp thuận.

Và đây là điều kiện để xoài Việt Nam xuất khẩu vào Australia: xoài phải được chiếu xạ bắt buộc với liều lượng tối thiểu là 400 Gy; lô hàng không được có côn trùng và bệnh dịch; được đóng gói trong thùng carton có nắp được đậy chặt và không có lỗ thông hơi; thùng có lỗ thông hơi thì kích cỡ lỗ không quá 1,6 mm và độ dày của lưới không ít hơn 0,16 mm; container phải được kiểm tra bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập và được kiểm tra bởi các cán bộ an toàn sinh học tại cảng đến đầu tiên của Australia; không được phép chuyển tiếp bằng đường hàng không hoặc đường bộ cho đến khi lô hàng được kiểm dịch thông quan…

Khác với nhiều loại hàng hóa khác, để xuất khẩu thực phẩm vào các thị trường đòi hỏi an toàn sinh học như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia đều phải thông qua con đường đàm phán. Thời gian đàm phán thường từ 3-5 năm, đàm phán tới chủng loại (không đàm phán thịt hay hoa quả nói chung, mà đàm phán thịt gà, thịt lơn, quả xoài, quả vải…). Thành quả lớn nhất của đàm phán chỉ là đồng ý về nguyên tắc nhập khẩu, còn “visa” nhập khẩu được cấp dựa trên sự tuân thủ các điều kiện về an toàn sinh học của từng doanh nghiệp.

Hiện nay, số chủng loại thực phẩm nước ta xuất vào vào các thị trường khó tính đếm trên đầu ngón tay. Australia mới chấp nhận 3 loại quả nhập khẩu từ Việt Nam gồm vải thiều, xoài, thanh long; Hoa kỳ chấp nhận nhập thanh long, nhãn, xoài; Nhật Bản chấp thuận nhập thanh long, xoài…


T