Bộ Công Thương quán triệt Chỉ thị 22 và Chỉ thị 23 của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 20/8/2014, tại Hà Nội, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã chủ trì Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 22/CT-TTg (Chỉ thị 22) và Chỉ thị số 23/CT-TTg (Chỉ thị 23) ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây d

Theo đó, Chị thị 22 yêu cầu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 phải được xây dựng trên cơ  sở đánh giá đúng tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, các Nghị quyết của Đảng,  Quốc hội, Chính phủ và dự báo tình hình trong n ước, thế giới và khu vực; từ đó xác định mục tiêu, định hướng phát triển của  kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Những nội dung chủ yếu của báo cáo  Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020

Về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, Chỉ thị 23 yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương,  tổ chức cần lập kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm: Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương và  kế hoạch  đầu tư vốn cân đối ngân sách địa phương); Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; Kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ; Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính quyền địa phương;  Kế hoạch đầu tư vốn vay khác của ngân sách địa phương và  Kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chủ trì Hội nghị

Giới thiệu những nội dung chính của Chỉ thị 22 và Chỉ thị 23 tại Hội nghị, ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, khi lập các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  5 năm 2016-2020 và kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020, ngành Công Thương cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình thực hiện kế hoạch trong 5 năm trước (2011-2015) để từ đó đề ra những kế hoạch đúng đắn, hiệu quả và mang tính khả thi cao.

   

Tại Hội nghị, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đề xuất Bộ Công Thương nên có kế hoạch chi tiết và hướng dẫn cụ thể để các Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị lập kế hoạch cho đúng và phù hợp, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp viết một loại báo cáo. Với tư cách là Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp, đại diện Sabeco cam kết sẽ gửi kế hoạch đúng hạn, đáp ứng những nội dung 2 Chỉ thị đã yêu cầu.

Ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)

Theo ông Đặng Huy Cường, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Năng lượng: hiện nay, ngành Điện nước ta có sự tổng hợp từ rất nhiều nguồn, trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ chiếm khoảng 50-60%; 10% thuộc Tổng Công ty Đông Bắc thuộc Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng; còn lại là mua từ nước ngoài, từ nguồn BOT, v. v... Do đó, ông Đặng Huy Cường cho rằng, Tổng Cục Năng lượng sẽ gặp khó khăn khi lập kế hoạch phát triển ngành trong 5 năm tới.

Ông Đặng Huy Cường, Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương

Về việc lập kế hoạch cho ngành Điện, ông Dương Quang Thành, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng kiến nghị, khi có kế hoạch xây dựng nhà máy điện, trạm biến áp..., lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương cần dành quỹ đất để ngành Điện triển khai xây dựng và hoạt động, tránh những vướng mắc trong công tác quy hoạch gây ảnh hưởng tới quá trình cấp, phát điện.

Ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: 02 Chỉ thị (Chỉ thị 22 và 23) được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/8/2014 có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề để các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo các đơn vị cần đánh giá nghiêm túc những kết quả đã làm được trong 5 năm qua, từ đó, Thủ trưởng các đơn vị phải trực tiếp sát sao để thực hiện tốt bản kế hoạch trong 5 năm tới (2016-2020)  của chính đơn vị mình.

 

Về tiến độ thực hiện các kế hoạch, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, các đơn vị thuộc Bộ gửi các bản kế hoạch về Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương trước ngày 15/11/2014. Từ đó, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện kế hoạch và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2014. Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Vụ Kế hoạch là đầu mối gửi các văn bản hướng dẫn (phù hợp với đặc thù của Bộ Công Thương) kèm theo để các Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị thuộc Bộ thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch. Bộ trưởng nhấn mạnh các Tập đoàn, Tổng công ty, các đơn vị thuộc Bộ khi lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) cần có sự tập trung vào những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tránh dàn trải, gắn lý luận với thực tiễn để đảm bảo có thể hoàn thành kế hoạch một cách tốt nhất.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua các khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và triển khai thực hiện Luật Đầu tư công (49/2014/QH13), bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước, ngày 05/8/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và các địa phương triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và Chỉ thị 23/CT-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.