TP Hồ Chí Minh: Đã có bài toán xử lý chất thải rắn

Theo số liệu của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường và các sở ban ngành có liên quan, khối lượng chất thải rắn phát sinh của 8 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai,

Dự báo, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả vùng đến năm 2020 sẽ vào khoảng 20.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày (TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 10.000 tấn), chưa kể lượng rác thải công nghiệp. Trong khi đó, việc xử lý rác một cách nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm của nhiều địa phương đã không thể giải quyết được thực trạng trên. Do đó, việc xây dựng một nhà máy xử lý rác hiện đại, tầm cỡ cho khu vực trở nên hết sức cấp thiết.

Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions – VWS) là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải tại Việt Nam có vốn đầu tư 100% của Mỹ do ông David Dương - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc làm chủ đầu tư với số tiền gần 150 triệu USD. Đây được xem là công ty tư nhân đầu tiên ở Việt Nam tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn theo công nghệ tiên tiến, bao gồm khu chôn lấp công nghệ cao, nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy phân loại và xử lý rác tái chế, nhà máy sản xuất phân compost, nhà máy điện với công suất 12MW.

Các cơ sở xử lý chất thải rắn bao gồm bãi chôn lấp kiểu mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhà máy tái chế (phân loại) (MRF’s), khu vực làm phân compost, trạm trung chuyển, nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy thu gom khí bãi chôn lấp sản xuất điện và dịch vụ thu gom chất thải rắn. VWS theo đuổi một chiến lược chuyên biệt nhằm cung cấp cho thị trường Việt Nam một giải pháp tổng thể từ khâu đầu đến điểm cuối.

Hiện công ty đang điều hành các cơ sở xử lý chất thải rắn bao gồm bãi chôn lấp kiểu mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhà máy tái chế (phân loại- MRF’s). Khu vực làm phân compost, trạm trung chuyển và dịch vụ thu gom chất thải rắn. Khu chôn lấp xử lý chất thải rắn của Công ty VWS tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh đi vào hoạt động từ tháng 1/2007 với công suất 10.000 tấn rác thải/ngày, hiện đang xử lý 3.000 tấn/ngày cho Thành phố Hồ Chí Minh và 20 tấn/ngày cho tỉnh Long An.

Từ thành công của dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước ở thành phố Hồ Chí Minh, VWS hiện đang đẩy nhanh tiến độ dự án xử lý chất thải lớn ở tỉnh Long An mang tên Khu công nghệ Môi Trường Xanh. Dự án có quy mô 1.760ha, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của Hoa Kỳ, có công suất xử lý lên đến 40.000 tấn/ngày, đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dự án có khả năng xử lý nhiều loại chất thải, từ rác thải sinh hoạt đến các loại rác thải nguy hại và rác thải y tế, rác thải công nghiệp, rác thải điện tử, bùn cống rãnh bị ô nhiễm, hầm cầu, nước thải và vỏ xe cũ...

Ông David Dương nói: "Với tôi, mong muốn lớn nhất là được góp phần xây dựng đất nước và bảo vệ môi trường Việt Nam. Công việc này đã, đang làm và sẽ không có gì có thể thay đổi được kế hoạch của tôi, trong tình cảnh hiện nay, tôi càng muốn đầu tư thêm nữa và cùng kêu gọi các doanh nhân gốc Việt tiếp tục đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước ngày một lớn mạnh hơn nữa.

Sau dự án Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước ở TP HCM, mong ước của tôi là đầu tư dự án ở Long An mang tầm quốc tế, với quy mô 1.760 ha, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Mỹ được áp dụng và phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam. Ý tưởng thiết kế nhìn từ trên không sẽ thấy dự án có hình hoa sen với 4 khu vực chính: khu vành đai cách ly; khu nhà ở cho nhân viên; khu nghiên cứu công nghệ xanh; khu tái sinh tái chế, trong đó phần quan trọng nhất là khu vành đai cách ly xanh và bảo tồn thiên nhiên với 300 m chiều ngang bao quanh các khu vực bên trong của khu liên hợp được VWS giữ lại diện tích rừng hiện hữu".

Đây là dự án có khả năng xử lý đủ loại chất thải, từ rác thải sinh hoạt đến các loại rác thải nguy hại và rác thải y tế, rác thải công nghiệp, rác thải điện tử, phân bón hầm cầu, bùn cống rãnh bị ô nhiễm, nước thải và vỏ xe cũ,…

Nơi đây sẽ có nhiều hệ thống phân loại, tái sử dụng và tái chế các loại chất thải thành những vật liệu hữu ích, được phân bố tại các khu như: khu sản xuất phân compost có công suất lớn; khu tái sinh tái chế chất thải sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại; khu sản xuất ra nhiên liệu lỏng và nhiên liệu hơi đốt; khu chôn lấp ủ lấy khí metan sản xuất điện năng an toàn và hợp vệ sinh theo công nghệ Mỹ, có thể cung ứng năng lượng điện cho quốc gia…

Ngoài ra, còn một số hạng mục quan trọng khác như; Hồ chứa nước rỉ rác: Nước cho Khu liên hợp lấy từ các giếng nước ngầm và sử dụng lại nước sau xử lý. Nước sau xử lý được sử dụng cho các mục đích khống chế bụi, rửa thiết bị, vệ sinh, pha trộn các loại hóa chất khử mùi và diệt côn trùng, cứu hỏa và những việc khác. Các bồn chứa nước và máy bơm bao gồm một hệ thống phân phối trên toàn bộ công trường.

Nhà máy xử lý nước rỉ rác – kết hợp nhiều quy trình xử lý; Giai đoạn 1 nhà máy xử lý nước rỉ rác sử dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược kép có công suất xử lý 280 m3/ngày đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng để xử lý nước rỉ rác tại Việt Nam.

Nhà máy phát điện từ khí gas bãi chôn lấp, cơ sở vật chất hiện tại bao gồm hệ thống thu hồi và đốt khí. Lượng khí bãi chôn lấp đang được thu gom và đốt bỏ do chất thải rắn chưa đủ để phát sinh lượng khí cần thiết để phát điện. Trong tương lai, các thiết bị phát điện sẽ được lắp đặt với công suất tối thiểu là 12 megawatt…

Song song đó, sẽ có một khu công nghiệp xanh và tái chế được quy hoạch trong khu xử lý chất thải công nghệ xanh nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong các ngành sản xuất và tái chế vật liệu như giấy, nhựa cũng như các ngành công nghiệp sử dụng vật liệu tái chế và các trung tâm nghiên cứu về vật liệu tái chế…

Toàn bộ dự án có công suất xử lý lên đến 40.000 tấn/ngày, đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh - thành, trong đó có TP HCM. Với công suất xử lý đến 40.000 tấn/ngày, trong vòng đời của dự án kéo dài từ 75 năm đến 100 năm, và lượng rác của toàn vùng sẽ còn tăng thêm nữa theo thời gian, tôi cho là không thiếu rác cho dự án. Vấn đề là chúng ta tổ chức thu gom như thế nào cho hiệu quả. Ông David Dương nhấn mạnh.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hữu Tín - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, đây được xem là công ty tư nhân đầu tiên ở Việt Nam tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý rác thải rắn theo công nghệ chôn lấp hiện đại. Ước tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả vùng đến năm 2020, sẽ khoảng 20.623 tấn rác thải sinh hoạt/ngày trong đó tại thành phố khoảng 9.814 tấn/ngày, chưa kể lượng rác thải công nghiệp cũng có thể tương đương như vậy.

Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là nơi đông dân nhất cả nước, thành phố mỗi ngày có tới 7.000 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra từ cộng đồng dân cư. Vấn đề xử lý chất thải, nhất là chất thải rắn từ lượng rác sinh hoạt hằng ngày luôn là vấn đề "nóng", thu hút sự quan tâm lớn của người dân và lãnh đạo thành phố. Chính vì thế, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, công suất xử lý 3.000 tấn rác/ ngày (hiện là khu xử lý chất thải rắn lớn nhất Việt Nam), đang được xây dựng, đóng vai trò rất quan trọng đối với Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Tín nhấn mạnh, sắp tới thành phố sẽ có lộ trình giảm dần lượng rác xử lý tại Khu xử lý rác Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và tăng lượng rác tại Khu xử lý rác Đa Phước từ sau năm 2015 đến năm 2020. Sau năm 2020, rác của thành phố sẽ được đưa về xử lý tại Khu công nghệ môi trường xanh Long An, với diện tích hơn 1.700 ha.

Về vướng mắc nhà máy phân loại rác tái chế đã được VWS đầu tư nhưng chưa có nguyên liệu để hoạt động, sắp tới lãnh đạo thành phố sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng cho phép nhập nguyên liệu cho nhà máy phân loại tái chế này. Các nguyên liệu tái chế được phân loại là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành, như ngành tái chế giấy mà các doanh nghiệp của Việt Nam hiện phải nhập từ nước ngoài về sản xuất. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có thể xuất khẩu ra các nước trong khu vực.