Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc về công nghệ thông tin

Năm 1991, cùng với chủ trương tự do hóa và mở cửa kinh tế, ấn Độ đã thực hiện chính sách phát triển công nghiệp, bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế nhà nước và kinh tế

Với mục tiêu đưa ấn Độ trở thành siêu cường quốc về công nghệ thông tin (IT) của thế giới trong thế kỷ XXI,  Chính phủ ấn Độ đã chọn phát triển IT - đây được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn. Từ năm 1996,  ấn Độ  đã thực thi kế hoạch phát triển toàn diện ngành IT, đặc biệt là phần mềm máy tính. Tiêu chí được đưa ra là: “công nghiệp phần mềm ấn Độ là kiểu mẫu của sức mạnh và thành công”. Hiện nay, tổng giá trị xuất khẩu của ngành IT ấn Độ chiếm khoảng 35% tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế, chiếm 75% GDP, khoảng 200 trong tổng số 500 công ty lớn nhất của Mỹ đã mua các sản phẩm phần mềm của ấn Độ. ấn Độ đã xuất khẩu phần mềm máy tính sang hơn 75 nước trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng 50%/năm. Sự phong phú về thị trường đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành công nghiệp phần mềm máy tính. Nhiều khách hàng tại Mỹ đánh giá ấn Độ đứng đầu trong 8 nước có khả năng cạnh tranh trong công nghệ phần mềm (ấn Độ, Ixraen, Airơlen, Xingapo, Philipin, Trung Quốc, Hungari, Mêhicô). Một trong những trung tâm phát triển mạnh công nghệ thông tin ở ấn Độ là Bangalore, nơi được mệnh danh là “Thủ đô tin học mới”, nơi đón nhận các tập đoàn công nghệ thông tin lớn của thế giới như IBM, Digital, Hewlett Packard, Sun, Motorola…Dự tính đến năm 2008, doanh thu của ngành IT ấn Độ sẽ đạt 87 tỷ USD, giá trị xuất khẩu sẽ đạt 50 tỷ USD, bằng toàn bộ giá trị xuất khẩu hàng hóa hiện nay của ấn Độ và tạo khoảng 2,2 triệu việc làm cho người lao động.

Để đẩy mạnh sự thâm nhập của ấn Độ vào thị trường Trung Đông, Hội đồng Thúc đẩy xuất khẩu hàng điện tử và phần mềm máy tính (ESC) của ấn Độ đã liên kết với Bộ Điện tử và Đại sứ quán ấn Độ tại ả Rập Xêút hoàn thành công trình nghiên cứu chi tiết về thị trường cho các nhà xuất khẩu ấn Độ trong việc sử dụng phần mềm máy tính và các dịch vụ, đặc biệt vào các lĩnh vực: ngân hàng, công nghiệp, bệnh viện… tại ả Rập Xêút.       

Nguyên nhân thành công chính của sự đột phá công nghệ thông tin của ấn Độ là: Thứ nhất,  ấn Độ  đã thực hiện chính sách mở cửa nhằm thu hút các công ty công nghệ thông tin lớn trên thế giới vào xây dựng cơ sở vật chất tại 7 khu công nghệ cao, đựợc phân bố trên khắp cả nước với những ưu đãi đặc biệt như: Cung cấp đầy đủ hạ tầng cơ sở, miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong 5 năm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có quyền chuyển lợi nhuận về nước. Thứ hai, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, khả năng của các kỹ sư  ấn Độ dễ thích nghi với những biến đổi kỹ thuật liên tục trong công nghệ thông tin. Thứ ba, sức mạnh của nền khoa học: Là một nước có nhiều người nói tiếng Anh,  có hệ thống các trường đại học tuyệt vời với 5 học viện công nghệ quốc gia (IIT), được trang bị hiện đại cùng với mạng lưới 1.200 trường đại học và cao đẳng kỹ thuật nằm rải rác khắp toàn quốc, hàng năm, ấn Độ  đào tạo trên 55.000 kỹ sư, trong đó có nhiều kỹ sư thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhiều nhà khoa học về máy tính của ấn Độ giữ vị trí lãnh đạo trong các công ty hàng đầu của thế giới. Đến nay, ấn Độ có khoảng 4 triệu cán bộ khoa học,  đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.  Nhiều kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học lớn ở ấn Độ đã bị lôi kéo ra nước ngoài làm việc. Đây là thiệt hại cho ấn Độ, nhưng điều này đồng thời cũng chứng minh một thực tế là,  các kỹ sư ấn Độ thích nghi nhanh với những biến đổi kỹ thuật trong công nghệ thông tin. Họ nhanh chóng chuyên môn hóa các loại dịch vụ đặc biệt như:  bảo trì từ xa và sửa chữa kịp thời các mạng thông tin trên thế giới; Tham gia trực tiếp vào các mạng thông tin của các khách hàng lớn như Citibank, Dautsche Bank, British Airway, American Express, Reekbok, France…; Các chuyên gia ấn Độ có khả năng sáng tạo, sản xuất phần mềm, chuyên môn hóa trong các ngành quản lý, phân phối, ngân hàng, làm dịch vụ trong nước và xuất khẩu.

Để đẩy mạnh việc sử dụng mạng thông tin quốc tế, kinh doanh qua mạng điện tử và thúc đẩy sự phát triển các cơ quan kinh doanh bằng trí tuệ, năm 1999, ấn Độ đã thành lập Bộ Công nghệ thông tin thay thế Cục Công nghệ thông tin và điện tử. Bộ Công nghệ thông tin ấn Độ đã đề ra kế hoạch hành động tổng thể, nhằm đưa ấn Độ  thành một siêu cường quốc về công nghệ thông tin. Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin ấn Độ cho biết, chủ trương cải cách của Chính phủ ấn Độ là tập trung vào việc sử dụng mạng thông tin quốc tế, sử dụng ngôn ngữ ấn Độ, thúc đẩy các dịch vụ và đào tạo cán bộ về công nghệ thông tin, khai thác thương mại điện tử và các xí nghiệp sản xuất thông tin quốc tế.

Kế hoạch hành động công nghệ thông tin đã được Chính phủ ấn Độ thông qua, gồm 3 phần:

- Phần I: Tậo trung vào xây dựng chính sách, nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực IT,  đặc biệt vào ngành công nghiệp phần mềm. Cụ thể:  Xây dựng cơ sở hạ tầng IT đạt tiêu chuẩn với mạng lưới cáp quang vệ tinh và thông tin di động trên toàn quốc, bảo đảm sự kết nối thông suốt giữa cơ sở hạ tầng thông tin địa phương với cơ sở hạ tầng quốc gia và cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu, giúp việc truy cập mạng Internet cũng như các mạng ngoại vi và mạng nội bộ với tốc độ cao; đề ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về IT, phổ cập giáo dục IT, tin học hóa bộ máy của Chính phủ, phát triển kinh tế dựa trên IT, ứng dụng IT vào các vùng nông thôn, từng bước đa dạng hóa các dịch vụ IT như: ngân hàng điện tử, bệnh viện điện tử, giáo dục điện tử, thư viện điện tử, thương mại điện tử, các trung tâm thông tin viễn thông... vào trong đời sống hàng ngày, đồng thời đào tạo đội ngũ chuyên gia IT đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và số lượng.

- Phần II: Tập trung vào phát triển sản xuất và xuất khẩu phần cứng thuộc lĩnh vực IT. Cụ thể: Chính phủ ấn Độ sẽ quy hoạch các khu công nghiệp phần cứng, tạo điều kiện thuận lợi để các công ty sản xuất phần cứng hoạt động hiệu quả; Các ngân hàng nhà nước ấn Độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các công ty này được vay vốn một cách dễ dàng; Mọi sản phẩm IT và linh kiện nhập khẩu phục vụ sản xuất sản phẩm phần cứng sẽ được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, không áp dụng thuế dịch vụ đối với các sản phẩm và dịch vụ IT; Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm IT để xuất khẩu, cho phép các công ty sản xuất phần cứng trong nước mua lại các công ty nước ngoài.

- Phần III: Tập trung vào việc hoạch định các chính sách IT quốc gia mang tính dài hạn, bao gồm: Nghiên cứu, thiết kế và triển khai IT; mối quan hệ tương ứng giữa con người và IT; quan hệ giữa Chính phủ và người dân trong quá trình phát triển IT; ứng dụng IT hỗ trợ cho các ngành công nghiệp truyền thống, cung cấp tín dụng cho lĩnh vực IT...

 

  • Tags: