5 công việc có mức lương cao nhất trong ngành Công nghệ thông tin

Mức lương của lập trình viên có thể lên đến hàng trăm triệu

Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT, là một ngành khá hot hiện nay khi thế giới đang trở nên "phẳng hơn" và sự bùng nổ về công nghệ kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, ở trong lĩnh vực này, lại có rất nhiều ngành nghề khác nhau cùng với các cơ hội làm việc khác nhau. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những ngành trong lĩnh vực IT có mức lương cao để bạn cân nhắc lựa chọn.

1. Lập trình viên

Lập trình viên được xem là nghề top 1 của khối ngành công nghệ thông tin. Triển vọng của nghề này là vô cùng lớn khi nó chiếm tới 58% tỉ lệ việc làm của nhân viên toàn bộ khối ngành này.

công nghệ thông tin
Mức lương của lập trình viên có thể lên đến hàng trăm triệu
Công nghệ thông tin
Mức lương của lập trình viên có thể lên đến hàng trăm triệu

Công việc chính của những lập trình viên là tạo ra kiểm tra và xử lý các vấn đề của các chương trình máy tính. Họ cũng là người nâng cấp, cập nhật và khắc phục lỗi của các chương trình đó. Hầu hết lập trình viên làm việc trong các công ty sáng tạo, thiết kế và bán phần mềm.

2. Thiết kế đồ họa

Một trong những công việc hàng đầu được sinh viên công nghệ thông tin ưu tiên lựa chọn chính là thiết kế đồ họa. Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có lợi thế về tư duy lô gic, sáng tạo cùng sự tỉ mỉ, cẩn thận. Đó là những phẩm chất tốt mà các nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên của mình có được, nhất là ở lĩnh vực thiết kế.

công nghệ thông tin
Ngành thiết kế đồ họa luôn giữ vị trí hàng đầu tại các đại học Kiến trúc, Mỹ thuật..
công nghệ thông tin
Mức lương của những bạn vừa ra trường làm thiết kế đồ họa sẽ rơi vào khoảng 8-11 triệu

Công việc chủ yếu của cử nhân công nghệ thông tin làm việc ở lĩnh vực này đó là thiết kế, xây dựng hình ảnh tốt cho các website, các trang thương hiệu cá nhân. Mức lương của những bạn vừa ra trường làm thiết kế đồ họa sẽ rơi vào khoảng 8-11 triệu, cùng với đó là những chế độ tốt như làm việc trong không gian sáng tạo, không gò bó thời gian, không gây nhàm chán.

3. An ninh mạng

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, data, dữ liệu được trao đổi không phải trong phạm vi nội bộ mà trên toàn cầu. Sự trao đổi thông tin không có biên giới này là những rủi ro tiềm ẩn về bảo mật thông tin. Khái niệm “đánh cắp thông tin” không còn quá xa lạ với nhiều người. Bởi vậy, nhu cầu nhân lực về ngành an ninh mạng cũng trở nên cao hơn.

công nghệ thông tin
Cử nhân công nghệ thông tin làm việc trong môi trường an ninh mạng sẽ bảo vệ các mạng thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật.
công nghệ thông tin
Cử nhân công nghệ thông tin làm việc trong môi trường an ninh mạng sẽ bảo vệ các mạng thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật.

Cử nhân công nghệ thông tin làm việc trong môi trường an ninh mạng sẽ bảo vệ các mạng thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật. Bởi nhiệm vụ của ngành này là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó các cuộc tấn công để bảo vệ thông tin của doanh nghiệp và khách hàng.

4. Quản lí thông tin, dữ liệu

Quản lí thông tin, dữ liệu những năm gần đây đang là một chuyên ngành hot. Thực tế cho thấy rất nhiều các doanh nghiệp nước ta đang yếu kém về Quản lý thông tin, dữ liệu. Do đó, năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh bị giảm bớt. Bởi vậy, học ngành Quản lý thông tin, dữ liệu, sinh viên khi ra trường sẽ không lo thất nghiệp.

công nghệ thông tin
Quản lí thông tin, dữ liệu
công nghệ thông tin
Quản lí thông tin, dữ liệu

Làm việc trong lĩnh vực quản lí thông tin, dữ liệu bạn có thể trở thành chuyên viên phân tích các hệ thống dữ liệu. Đối với các các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường ngành công nghệ thông tin làm ở vị trí nhân viên quản lí thông tin, dữ liệu có thể nhận được mức lương từ từ 6-10 triệu/tháng. Với những vị trí cao hơn như là chuyên viên, trưởng phòng,… thì bạn có thể nhận được mức lương 15-25 triệu/tháng.

5. Kỹ thuật viên máy tính

Rất nhiều cử nhân tốt nghiệp công nghệ thông tin đã lựa chọn trở thành kỹ thuật viên máy tính để có thể nâng cao tay nghề về máy tính và công nghệ. Có thể ví công việc của kỹ thuật viên máy tính giống như một bác sĩ IT, những người này có nhiệm vụ bắt mạch và chữa trị “bệnh” liên quan đến phần cứng, phần mềm của máy tính bằng các kĩ năng và kiến thức chuyên môn được đào tạo một cách bài bản.

công nghệ thông tin
 Kỹ thuật viên máy tính 
công nghệ thông tin
 Kỹ thuật viên máy tính 

Trong thời kì công nghệ số, hiện đại hóa, không ít công ty, doanh nghiệp đã có những bộ phận chuyên trách vấn đề kỹ thuật. Vị trí kỹ thuật viên máy tính tại các công ty sẽ có nhiệm vụ cài đặt, hướng dẫn phầm mềm, khắc phục lỗi máy tính, lắp đặt, sửa chữa lỗi kĩ thuật điện tử, …

Chi Lan (tổng hợp)