Công nghệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành than sạch

Năm 2005, ông Austin Marshall, Giám đốc Công ty Entropic Energy (Mỹ) đã giới thiệu tại Việt Nam công nghệ xử lý rác mới nhất là tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành than sạch. Theo ông Marshall, quy

Đối với rác vô cơ (kim loại, thủy tinh, bọc nilon, đất cát…) sẽ được chuyển ra ngoài và bán lại cho các doanh nghiệp tái chế vật liệu, còn rác hữu cơ sẽ được nghiền nhỏ, nhiệt phân và cuối cùng là thành sản phẩm than sạch. Toàn bộ hệ thống hoạt động theo dây chuyền tự động.

Ước tính tổng chi phí đầu tư một nhà máy với công suất sản xuất 6.400 tấn rác/ngày khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên để nâng cao lợi ích của việc đầu tư công nghệ này, cần thiết phải đầu tư liên hoàn 3 hệ thống: Nhà máy xử lý rác thành than sạch, Nhà máy sử dụng than sạch để sản xuất điện và tận dụng khối lượng nước thu được trong quá trình sấy khô rác để trồng rau sạch trong nhà.

Đánh giá về công nghệ mới này, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Thường trực Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đây là công nghệ có tính khả thi cao. Tính ưu việt của công nghệ này là vốn đầu tư thấp hơn phương pháp xử lý rác bằng cách thiêu đốt, lại an toàn vì không có khả năng làm phát sinh khí dioxin do không phải sử dụng nhiệt độ cao.

Trong quá trình sử dụng than sạch sản xuất điện, nếu không sử dụng hết thì có thể lưu trữ hoặc làm chất đốt cho nhiều ngành khác; không nhất thiết buộc phải sử dụng hết ngay thành phẩm chế biến được như là công nghệ sản xuất điện bằng phương pháp ủ hiếu khí đang ứng dụng tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Lượng khí lưu huỳnh sinh ra trong quá trình đốt than chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,2%, lại rất an toàn cho môi trường. Được biết, Thành phố đang dự kiến xây dựng nhà máy chế biến rác theo công nghệ này với công suất 2.000 tấn rác/ngày.

 

  • Tags: