Châu Âu và các chính sách về tiết kiệm năng lượng

Nhằm đưa các nước EU lên vị trí hàng đầu thế giới về năng lượng tái tạo và giảm bớt lượng khí thải dioxit carbon, Ủy ban châu Âu đã chuẩn bị một chiến lược công nghệ năng lượng, định rõ mục tiêu nghiê

 Chính sách năng lượng và chương trình tiêu chuẩn, dán nhãn năng lượng.

 Các chính sách chung về năng lượng của EU có các mục tiêu chính như đảm bảo nguồn năng lượng, phát triển bền vững và các đảm bảo về an ninh năng lượng như đa dạng hóa nguồn năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo. Do đó, cần nghiên cứu, phát triển các hoạt động tối ưu trong giao thông, xây dựng, các ngành sản xuất và thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

 Đối với cộng đồng châu Âu, sử dụng năng lượng tiết kiệm là hoạt động có thể chủ động, lại rẻ tiền hơn đầu tư và khi có một chính sách minh bạch về lĩnh vực này sẽ thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL) phát triển nhanh chóng và hiệu quả.

 Bà Anne Chambris, chuyên gia của Ủy ban châu Âu về biến đổi khí hậu cho biết, hệ thống chính sách về các sản phẩm TKNL tại EU có tập trung vào nhóm hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và dán nhãn sản phẩm TKNL. Châu Âu thực hiện việc xác định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu để bắt buộc các sản phẩm phải tuân thủ. Trên mức đó cũng thực hiện cung cấp các thông tin so sánh để người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm.

 Các quy định về dán nhãn sinh thái và nhãn năng lượng đang được cộng đồng châu Âu xem xét lại. Directive 2005/32/EC trước kia chỉ bao gồm một số sản phẩm sử dụng năng lượng hiện nay được mở rộng sang một số sản phẩm và vật liệu hỗ trợ TKNL cũng như một số sản phẩm gia dụng.

 Châu Âu cũng xác định mức hiệu suất năng lượng yêu cầu đối với việc mua sắm công và hưởng các khuyến khích về tài chính. Việc thiết kế nhãn cũng rất được quan tâm tại cộng đồng châu Âu và dự kiến, 02 loại nhãn sinh thái và nhãn năng lượng sẽ được kết hợp thành một cho một số sản phẩm vào năm 2020.

 Bà Anne Chambris cũng nhấn mạnh rằng, việc đầu tư thực hiện chương trình sản phẩm TKNL sẽ không làm tăng chi phí xã hội (chi phí sản xuất và chi phí đầu tư của người tiêu dùng) vì giá trị đầu tư cho sản phẩm TKNL sẽ được thu hồi bằng lượng giảm chi phí sử dụng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

 Hiện tại, EU đang thảo luận và chuẩn bị thông qua Quy định về thiết kế sinh thái đối với sản phẩm (Eco-designe regulation). Đây là một quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ việc thiết kế và chế tạo sản phẩm đưa ra thị trường EU, trong đó quy định rất chặt chẽ việc xác định các tiêu chí về an toàn, môi trường và hiệu suất năng lượng đối với các sản phẩm bán ra thị trường EU. Sau khi quy định mang tính bắt buộc ra đời, cứ sau mỗi chu kỳ 03 năm, các sản phẩm đều phải được xem xét lại, nâng cấp tiêu chuẩn áp dụng để loại bỏ ra khỏi thị trường các sản phẩm dưới tiêu chuẩn.

 Quy định cũng đưa ra yêu cầu khá khắt khe đối với các sản phẩm tiêu thụ năng lượng, trong đó quy định hầu hết các sản phẩm gia dụng phải nâng được tối thiểu 40% hiệu suất sử dụng năng lượng sau 03 năm áp dụng quy định.

 Sử dụng năng lượng hiệu quả trong tòa nhà

 Đối với các công trình xây dựng, (bao gồm nhà ở dân sinh và công trình xây dựng công cộng) hiện đang sử dụng 40% năng lượng; chiếm 36% phát thải của EU thì được đặt mục tiêu tiết kiệm phát thải tới 28% đến năm 2020.

 Châu Âu cũng bắt đầu thực hiện các nghiên cứu và xác định các chỉ dẫn cũng như quy định về vấn đề sử dụng năng lượng tối thiểu trong tòa nhà. Đưa ra một số yêu cầu bắt buộc tối thiểu đối với công trình xây dựng và xác định hệ thống tiêu chí để dán nhãn hay cấp chứng chỉ cho các tòa nhà.

 Ủy ban châu Âu hiện đang dự kiến nhiều thay đổi để tăng cường các quy định TKNL đối với các công trình xây dựng với các chỉ tiêu rất cao. Cộng đồng châu Âu cũng xây dựng một hệ thống đồng bộ các biện pháp hỗ trợ từng cộng đồng nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu phát triển công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng. Bên cạnh đó, hệ thống biện pháp tài chính cũng được quan tâm như các quỹ, vốn vay hoặc giảm thuế đối với cả sản phẩm và dịch vụ liên quan.

 Tiết kiệm năng lượng trong khu vực sản xuất

 Châu Âu đưa ra chính sách giảm 20% lượng phát thải, giảm 20% năng lượng tiêu thụ và 20% năng lượng tái tạo. Các nhà máy điện tiêu thụ than và khí sẽ không được xây dựng nếu không có biện pháp thu hồi và chôn lấp CO2. 50% các cơ sở hiện tại cần bổ sung biện pháp thu hồi.

 Ông Derek Taylor - Tư vấn của Ủy ban châu Âu về năng lượng cho biết, sau năm 2020 các nhà máy điện phải có thiết bị thu hồi khí CO2 thải ra. Và cộng đồng châu Âu cũng phải quan tâm đến việc phát triển các công nghệ để giải quyết vấn đề giảm hiệu quả nhà máy phát điện khi thu hồi khí CO2. Dự kiến, đến năm 2015, cộng đồng châu Âu sẽ thực hiện 12 dự án trình diễn chôn lấp CO2.

  • Tags: