Hệ thống Đại học điện tử theo mô hình quản trị quy trình nghiệp vụ (Business Process Management) và xu hướng công nghệ SMAC (Social - Mobile - Analytics - Cloud)”

Thiết lập hệ thống CNTT quản lý quá trình tác nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học theo mô hình quản lý tiến tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với CMCN 4.0 và xu thế chuyển đổi số đại học.

Thông tin chung đề tài:

Tác giả: PGS.TS.Trần Đức Quý; ThS. Hoàng Anh; ThS. Hoàng Minh Tuấn và các cs

Đơn vị: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nội dung chính của giải pháp/nghiên cứu

a) Thiết kế mô hình tổng thể của hệ thống và đề xuất các chuẩn phát triển hệ thống

- Xác định nguyên tắc phát triển hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc quản lý hiện đại và khả năng áp dụng CNTT và truyền thông trên nền tảng di động và Internet. Thiết lập mô hình của hệ thống Đại học Điện tử: Xác định cấu trúc, các thành phần/ phân hệ của hệ thống và mối liên hệ giữa chúng; Xác định các chức năng chính của hệ thống;

- Xác định giải pháp công nghệ: Lựa chọn các giải pháp công nghệ hiện đại phù hợp với xu thế chuyển đối, đồng thời đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng về nguồn lực của các cơ sở đào tạo Việt Nam.

- Xác định và thống nhất các chuẩn phát triển hệ thống: Các nội dung cần thống nhất và chuẩn hóa trong quá trình phát triển hệ thống gồm: Các mẫu biểu, Giao diện, Cơ sở dữ liệu, giao thức kết nối, Công nghệ và nền tảng phát triển, Cơ chế bảo mật và an ninh hệ thống..

b) Xác định và xây dựng các quy trình tác nghiệp các hoạt động của nhà trường

- Phân tích và mô tả các hoạt động quản lý và tác nghiệp tất cả các lĩnh vực trong nhà trường.

- Mô hình hóa các quy trình tác nghiệp dưới dạng biểu đồ liên chức năng (Cross – Functional Flowchart) trong đó xác định rõ công việc/ luồng thông tin của từng vị trí trong nhà trường.

- Hệ thống hóa các quy trình, xác định mối liên kết giữa các quy trình đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hệ thống.

c) Phát triển hệ thống các ứng dụng/ phần mềm Công nghệ thông tin

- Phân tích và thiết kế các phân hệ theo các chuẩn và quy trình đã được thiết lập

- Lập trình và kiểm thử theo quy trình phát triển phần mềm

- Thử nghiệm và hoàn thiện

d) Đào tạo bồi dưỡng và áp dụng hệ thống

- Xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn trực tuyến

- Triển khai đào tạo cho các nhóm người dùng có liên quan

Mục tiêu giải pháp/nghiên cứu

Thiết lập hệ thống CNTT quản lý quá trình tác nghiệp (BPM) tại các cơ sở giáo dục đại học theo mô hình quản lý tiến tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với CMCN 4.0 và xu thế chuyển đổi số đại học.

Kết quả nghiên cứu/giải pháp

- Hệ thống quản lý và vận hành 615 quy trình tác nghiệp.. quản lý toàn diện một cơ sở giáo dục đại học

- 23 phân hệ phần mềm với hơn 6.700 chức năng, quản lý toàn diện các hoạt động của nhà trường: Chương trình ĐT, Tuyển sinh, Nhập học, Quá trình Đào tạo (Cao đẳng, Đại học, Sau đại học), Đào tạo trực tuyến, Đào tạo kết hợp , Khảo thí (Tổ chức đánh giá, Thi trực tuyến..); Sinh viên, Tư vấn trực tuyến, Ký túc xá; Tài sản – thiết bị; Hành chính điện tử, Giải quyết yêu cầu 1 cửa, Giải đáp yêu cầu; Thanh tra – giám sát, Tự đánh giá kiểm định, Thư viện điện tử, Quản lý khoa học công nghệ, Hợp tác doanh nghiệp, Khảo sát khách hàng, ... Mỗi phân hệ phần mềm của hệ thống bao gồm nhiều quy trình quản lý (được thiết kế theo quá trình, thống nhất theo quy trình tổng thể và theo mô hình liên chức năng).

- 4 ứng dụng trên nền tảng di động hỗ trợ

- 5 ứng dụng thành phần (chấm thi trắc nghiệm trên giấy, số hóa văn bằng chứng chỉ, số hóa bài thi…)

- 6 ứng dụng kết nối với bên thứ 3: Cổng thanh toán, Hóa đơn điện tử, Ví điện tử, Kiểm tra đạo văn, RTC (hội nghị truyền hình)…

- 3 hệ hỗ trợ ra quyết định DSS (lập kế hoạch thi, lập thời khóa biểu, hệ ngữ nghĩa hỗ trợ giải đáp sinh viên).