Hiệp hội thuốc lá Việt Nam: 30 năm một chặng đường phát triển

Vừa qua Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) đã tổ chức Đại hội Nhiệm kỳ VII và kỷ niệm 30 năm thành lập. Tới dự có ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng đại diện nhiều cơ quan, đơn vị...

Những dấu ấn của 30 năm

Ngày 16/8/1989, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã ban hành quyết định 336/NN-TCCB/QĐ thành lập Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ thuốc lá Việt Nam, gọi tắt là Hiệp hội thuốc lá Việt Nam (VTA).

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị

Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo sự đoàn kết, tập trung sức mạnh của các doanh nghiệp ngành thuốc lá. Bởi trong giai đoạn này, ngành thuốc lá gặp rất nhiều khó khăn, phát triển tự phát, thuốc lá ngoại nhập lậu thì tràn lan. Trải qua 6 kỳ đại hội, VTA từng bước ổn định và đã phát triển mạnh mẽ. Số lượng hội viên ban đầu là 25 hội viên, nay đã tăng đến 58 hội viên.

Xác định kỹ thuật và công nghệ đóng vai trò sống còn cho sự phát triển, bởi vậy các trang thiết bị, máy móc luôn được các doanh nghiệp hội viên ưu tiên đổi mới; nhanh chóng từng bước chuyển đổi từ thủ công sang cơ giới hóa. Hiện có những đơn vị đã trang bị máy móc, thiết bị vấn điếu, đóng bao hiện đại với công suất 10.000 điếu/phút và 400-500 bao/phút. Nhờ đó mà sản lượng toàn ngành đã tăng lên nhanh chóng, chất lượng được đảm bảo, giảm dần hàm lượng tar, nicotine…gây độc hại cho người tiêu dùng. 

Có thể nói những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học, chế tạo thiết bị trong nước đã giúp ngành thuốc lá Việt Nam phát triển nhiều giống cây trồng mới, đồng thời tự sản xuất, chế tạo nhiều máy móc thiết bị để thay thế nhập khẩu. Cũng từ việc đầu tư cho khoa học và công nghệ đã góp phần giúp cho sản phẩm của VTA ngày càng phong phú về quy cách, gu hút, đặc biệt là chất lượng luôn được trú trọng nâng cao, giảm thiểu tác hại đối với người dùng. Xuất khẩu thuốc lá ngày càng được mở rộng về quy mô và kim ngạch. Nhiều sản phẩm thuốc lá Việt Nam đã được xuất khẩu sang các nước tại châu Á và châu Phi. Tại năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 254,5 triệu USD.

Không chỉ tập trung nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các hội viên của VTA cũng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay, ngành thuốc lá Việt Nam có đóng góp đáng kể trong thu ngân sách nhà nước hàng năm, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động, tham gia phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn và tạo ra nhiều cơ hội cho người nông dân ở các vùng trồng thuốc lá… Trong 30 năm qua, VTA đã nộp ngân sách tăng trung bình là 11,3%/năm; đến năm 2018 nộp NSNN đã tăng đến 18.010 tỷ đồng. Trong đó có nhiều hội viên đang là đơn vị dẫn đầu nộp ngân sách tại địa phương.

Trong những năm gần đây, tình hình về hoạt động thuốc lá nhập lậu có nhiều diễn biến phức tạp. Trong cuộc chiến này, VTA lại sát cánh, tích cực cùng các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động kiểm tra, tuyên truyền và đấu tranh để đẩy lùi nạn thuốc lá nhập lậu dưới nhiều hình thức như phát triển các sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thuốc lá nhập lậu, xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sản phẩm, xây dựng thành công hệ thống phân phối thống nhất qua nhiều cấp để chống thuốc lá nhập lậu thâm nhập. Điển hình như đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương và Mặt trận Tổ quốc các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng tháp, Long An, Tây Ninh tổ chức 9 cuộc hội thảo về hệ lụy của việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu với trên 1.500 đại biểu tham dự, trong đó có nhiều cư dân các vùng biên giới giáp ranh với Campuchia có nguy cơ tham gia vận chuyển thuốc lá lậu rất cao … Thị phần thuốc lá lậu đã giảm từ 25% xuống khoảng 17,8%.

Trong giai đoạn 2013-2018, với trách nhiệm xã hội, VTA đã trao được 754 căn nhà tình nghĩa, tình thương; phụng dưỡng 238 Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng và thương binh; hỗ trợ theo Chương trình Nghị quyết 30A của Chính phủ được 30,080 tỉ đồng. Tổng số tiền VTA đã hỗ trợ cho công tác xã hội là: 329,066 tỉ đồng.

Đại hội Lần thứ VII - Niềm tin và hy vọng

Với những thành công của Đại hội Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam lần thứ VII đã tạo một niềm tin, hy vọng vững chắc cho toàn thể các hội viên tiếp tục cố gắng, cùng nhau đoàn kết để xây dựng ngành thuốc lá vững mạnh, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Tại Đại hội, bên cạnh những thành quả, thành công được ghi nhận thì việc giải quyết những tồn tại được cho là những “hòn đ

Để giải quyết những tồn tại này, toàn Đại hội thống nhất tập trung giải quyết 4 kiến nghị lớn nhất của các đơn vị thành viên: Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai “Chưa thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp hỗn hợp”: Chưa tăng thuế suất theo lộ trình từ ngày 01/01/2020; chưa thực hiện quy định về thu thuế TTĐB theo phương pháp hỗn hợp cho đến khi các biện pháp để ngăn chặn thuốc lá nhập lậu hữu hiệu. 

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn “Xem xét dừng thực hiện Quỹ PCTHTL”: Phương án 1: Dừng thu Quỹ PCTHTL, vì đến nay sau hơn 5 năm hoạt động, hiệu quả sử dụng Quỹ chưa được đánh giá và công bố công khai minh bạch. Phương án 2: Bổ sung Khoản 2 Điều 29 Luật PCTHTL: “cho phép sử dụng 50% Quỹ PCTHTL phục vụ cho các công tác đấu tranh chống thuốc lá nhập lậu”; Sửa đổi Khoản 1, Điều 28 “Giao Bộ Tài chính là cơ quan quản lý, điều tiết Quỹ”; Bổ sung VTA là thành viên Hội đồng quản lý liên ngành của Quỹ tại Khoản 2 Điều 28 Luật PCTHTL.

Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam – Vinataba “Xây dựng một Nghị định mới, khả thi, có khả năng điều chỉnh hiệu quả, ổn định và lâu dài hoạt động kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam để thay thế Nghị định 67 đã ban hành ngày 27/6/2013”, theo đó Nghị định mới cần: Giữ nguyên quy định doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu đầu tư trồng cây thuốc lá theo hình thức liên kết đầu tư là đủ điều kiện được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá như Nghị định 67; Bổ sung việc cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cho nhóm Công ty mẹ - công ty con; Nghị định mới và Luật PCTHTL cần xem xét bỏ cơ chế quản lý năng lực máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá; Điều chỉnh quy định “phải sử dụng” thành “khuyến khích sử dụng trên 50% nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất các nhãn thuốc lá trong nước”; Quy định “thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu đều bị tịch thu để tiêu hủy toàn bộ”; Thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử nên được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật riêng, thay vì quy định chung với thuốc lá truyền thống trong cùng Nghị định mới.

Tổng Công ty Khánh Việt “ Những giải pháp cơ bản và kiến nghị để hạn chế tình trạng buôn lậu thuốc lá”: Chính phủ, Bộ Công Thương chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tích cực rà soát, kiểm tra các tụ điểm, đầu nậu buôn bán, tàng trữ thuốc lá nhập lậu; Đặc biệt thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc bày, bán thuốc lá nhập lậu tại các tủ, quầy, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn để kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như tăng cường việc tuyên truyền để nâng cao tính răn đe; Tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội bài trừ thuốc lá nhập lậu. Các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương cần nêu gương, yêu cầu cán bộ, Đảng viên, người lao động làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước và doanh nghiệp không được hút thuốc lá nhập lậu./.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Vũ Văn Cường, nguyên Chủ tịch VTA nhiệm kỳ 2013 - 2018

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Vũ Văn Cường, Nguyên Chủ tịch VTA nhiệm kỳ 2013 - 2018

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chụp ảnh cùng Ban chấp hành VTA nhiệm kỳ (2019 - 2024). Ông Hồ Lê Nghĩa được bầu làm Chủ tịch VTA nhiệm kỳ lần này.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chụp ảnh cùng Ban chấp hành VTA

nhiệm kỳ 2019 - 2024. Ông Hồ Lê Nghĩa được bầu làm

Chủ tịch VTA

Gia Hải

Quang Tuấn