Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư và kinh doanh Bungari

Bungari là một quốc gia ở Đông Nam ÂU, có diện tích 111.000 km2, dân số gần 8 triệu người, gia nhập EU tháng 1/2007, hiện là nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Âu (có mức tăng trưởng GDP khoảng 6%/nă



Với đất đai màu mỡ và một số tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp của Bungari phát triển khá vững chắc, với những nông sản có ưu thế như lúa mì, lúa mạch, ngô, hoa quả (nhất là nho và hoa hồng), thuốc lá… với sản lượng ngày một tăng. Một số ngành kinh tế quan trọng khác như phân bón, hóa chất, chế tạo cơ khí, điện… Bungari bắt đầu phát triển nền kinh tế thị trường từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đến nay, Bungari vẫn là một trong những nước có mức sống của người dân thấp nhất EU. Chính phủ đang tích cực triển khai các biện pháp để hạn chế tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới theo hướng duy trì tăng trưởng kinh tế và môi trường kinh doanh, ổn định hệ thống tài chính, bảo đảm an sinh xã hội.

Chính phủ Bungari đánh giá cao công cuộc đổi mới ở Việt Nam và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam. Hiện nay, trong trao đổi thương mại, hai nước dành cho nhau qui chế ưu đãi MFN. Kim ngạch thương mại song phương luôn phát triển tích cực trong những năm qua, đạt 52 triệu USD năm 2007, 80 triệu USD năm 2008, năm 2009 bị giảm sút do khủng hoảng kinh tế thế giới. Theo đánh giá của các DN hai nước, hiện nay nhiều hàng hóa XK của Việt Nam với khả năng cạnh tranh củ mình đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường Bungari. Có 10 nhóm hàng XK của Việt Nam đạt kim ngạch khá (đạt từ 1 dến gần 10 triệu USD/nhóm hàng năm 2009), đó là: Cà phê, than đá, thủy sản đông lạnh, hạt tiêu, hạt điều, gạo, thực phẩm – rau quả hộp, sản phẩm cao su tự nhiên, đồ gỗ và bàn ghế nội thất, giày dép. Việt nam đang NK từ Bungari chủ yếu là hóa chất, dược phẩm, thiết bị đóng tàu… Thông qua hội nhập và phát triển, các DN hai nước đang có những cơ hội mới trong hợp tác, không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi bên, mà còn hướng tới các thị trường ở khu vực. Hiện nay, các DN hai nước đang quan tâm xúc tiến hợp tác trên những lĩnh vực như: Hóa dầu, máy móc, thiết bị, chế biến thực phẩm, xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm…

Những năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước khá phát triển trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trao đổi thương mại song phương còn ở mức thấp. Bungari là một thị trường không lớn, người dân có mức thu nhập trung bình, nhưng người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hàng hóa do chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế của đất nước. Trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung, Bungari thường ở thế thâm hụt cán cân buôn bán, khả năng thu hút FDI cũng hạn chế. Đến nay, Việt Nam chưa phải là đối tác thương mại lớn và được ưu tiên của Bungari. Lâu nay, DN của hai nước còn ít hiểu biết về nhau, đặc biệt, các DN Việt Nam nhận thấy có khó khăn trong bảo lãnh về thanh toán tín dụng khi làm ăn với thị trường này. Đây là một yếu tố khiến cho không ít DN Việt Nam còn chưa “mặn mà” với thị trường Bungari. Trong thời gian tới, hai nước cần có những biện pháp để thúc đẩy sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực, theo hướng: Tăng cường hợp tác về chính trị ở cấp cao để khai thông trở ngại, hướng tới mục tiêu Việt Nam trở thành đối tác kinh tế ưu tiên của Bungari; Hỗ trợ giới DN trong xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, quảng bá về DN và các sản phẩm XK thế mạnh của Việt Nam tới các DN Bungari. Một đặc điểm nổi bật của các DN Bungari là đa phần là DNNVV, có chế thanh toán còn cứng nhắc, nên khi thâm nhập thị trường này, các DN XK của Việt nam cần quan tâm đến năng lực tài chính của phía đối tác. Thông thường các hợp đồng thương mại được thực hiện thời gian qua có giá trị không lớn. Các DN của hai nước khi triển khai các quan hệ XNK rất cần sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng của hai bên. Các DN cần chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm, tăng cường các đoàn đi khảo sát thị trường để tạo sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; đồng thời thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các ngành hàng của hai nước với nhau. Do dung lượng thị trường Bungari không lớn, nên khả năng tăng nhanh kim ngạch buôn bán là khó khăn, vì thế, cần tập trung vào thế mạnh của mỗi bên để khai thác (hiện nay có một số lĩnh vực đang có cơ hội tốt cho hợp tác như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm…). Các DN cần xác định mục tiêu kinh doanh lâu dài, tạo uy tín với khách hàng thông qua chất lượng, giá cả hàng hóa, thời hạn giao hàng (đặc biệt quan tâm đến tính thời vụ của hàng hóa). DN cần nghiên cứu và chấp nhận các phương thức, tập quán kinh doanh và thanh toán của phía đối tác.

  • Tags: