1. Mục tiêu tổng quát
- Tập trung phát triển công nghiệp, tạo bước đột phá để tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP, góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phát triển.
- Phấn đấu đến năm 2020 đưa Bình Định cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 94) đạt khoảng 10.230 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 25,3%/năm; đưa tỷ trọng CN - XD trong cơ cấu kinh tế của tỉnh lên 37,4%. Kim ngạch xuất khẩu từ SXCN đạt khoảng 300 triệu USD, thu hút và tạo thêm việc làm hàng năm khoảng 13.500 lao động.
- Đến năm 2015 giá trị SXCN (giá CĐ 94) đạt khoảng 20.356 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16%/năm; đưa tỷ trọng CN - XD trong cơ cấu kinh tế của tỉnh lên 40%. Kim ngạch xuất khẩu từ SXCN đạt khoảng 650 triệu USD, thu hút và tạo thêm việc làm hàng năm khoảng 16.000 lao động.
- Đến năm 2020 giá trị SXCN (giá CĐ 94) đạt khoảng 46.530 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 17%/năm; đưa tỷ trọng CN - XD trong cơ cấu kinh tế của tỉnh lên 43%. Kim ngạch xuất khẩu từ SXCN đạt khoảng 1.200 triệu USD, thu hút và tạo thêm việc làm hàng năm khoảng 19.500 lao động.
Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp thời kỳ 2006 - 2015 là 24,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 24%/năm;
- Tập trung đầu tư, đẩy nhanh phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội nhằm tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh;
- Hoàn thành các khu công nghiệp: Phú Tài, Long Mỹ và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp: Nhơn Hội, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Khánh, Cát Trinh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân; xây dựng các cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố. Đồng thời, tiến hành rà soát, bổ sung vào Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của Tỉnh giai đoạn sau năm 2010;
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế như: chế biến thủy hải súc sản, chế biến gỗ, bột giấy và lâm sản, chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất dược phẩm…;
- Từng bước gia tăng các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như: điện - điện tử, hoá dầu, công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, phong điện, thuỷ điện vừa và nhỏ), công nghiệp cảng biển, cơ khí...;
- Phát triển một số ngành công nghiệp khác ở nông thôn nhằm giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn; đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.


1. Định hướng phát triển công nghiệp theo vùng
1.1. Vùng “Dọc Quốc lộ 19 và thành phố Quy Nhơn”
Bao gồm các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Đẩy nhanh việc xây dựng hình thành Khu Kinh tế Nhơn Hội nhằm làm động lực phát triển kinh tế của tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 94) đến năm 2010 đạt khoảng 9.050 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 là 24,5%/năm; đến năm 2020 giá trị SXCN đạt khoảng 40.130 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 là 16%/năm.

1.2. Vùng “Đồng bằng ven biển và ven Quốc lộ 1A”
Bao gồm các huyện Phù cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và một phần của huyện An Nhơn với lợi thế nằm dọc Quốc lộ 1A, có các ngành nghề thế mạnh đang phát triển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, VLXD, sa khoáng Titan… Giá trị SXCN của vùng đến năm 2010 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, chiếm 10,8% trong cơ cấu giá trị SXCN của tỉnh, mức tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 là 32,2%/năm. Đến năm 2020 đạt gần 3.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2020 là 10,3%/năm. Các ngành công nghiệp phát triển với tốc độ cao là chế biến thủy hải sản, chế biến cây công nghiệp như điều, dừa, chế biến thức ăn gia súc, chế biến hậu Titan.

1.3. Vùng “Trung du và miền núi”
Bao gồm các huyện Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh và Hoài Ân. Định hướng thời gian tới phát triển các ngành nghề chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí phục vụ nông nghiệp; sản xuất thủy điện; ngoài ra cần tập trung phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm sản, trồng rừng, trồng cây công nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp chế biến. Tiếp tục điều tra và đánh giá trữ lượng các khoáng sản như đá granite, vàng làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển. Giá trị SXCN đến năm 2010 đạt khoảng 75 tỷ đồng, mức tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 là 22,7%/năm và năm 2020 sẽ đạt khoảng 370 tỷ đồng, mức tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2020 là 17,1%/năm.

2. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu
2.1. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống
2.1.1. Công nghiệp chế biến thủy hải sản
- Giai đoạn 2006 - 2010: Đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị, công nghệ, xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn HACCP; đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ lệ mặt hàng có giá trị kinh tế cao, cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói phù hợp thị trường xuất khẩu; phấn đấu đạt từ 70 - 80% công suất thiết kế. Đầu tư xây dựng một số cụm công nghiệp chế biến thủy sản theo công nghệ truyền thống, kết hợp ứng dụng công nghệ mới để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nước mắm, hàng khô, các loại mắm, hải sản khô.
- Giai đoạn 2011 - 2020: Phát huy hết 100% công suất của các nhà máy hiện có. Đầu tư xây dựng mới một số nhà máy chế biến thủy hải sản ở huyện Phù Cát và Hoài Nhơn với tổng công suất 5.000 - 6.000 tấn/năm và 01 nhà máy ở thành phố Quy Nhơn công suất khoảng 4.000 tấn/năm; xây dựng các nhà máy gắn với các cảng cá ở các địa phương nói trên.

2.1.2. Công nghiệp sản xuất đường và các sản phẩm sau đường
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng đường RS, hạ giá thành sản phẩm ngang với mặt bằng giá quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh. Xem xét khả năng nâng công suất nhà máy Đường Bình Định lên 3.500 tấn mía/ngày.
- Đầu tư mở rộng sản xuất nhà máy ván ép từ bã mía, nâng công suất lên 10.000 m3/năm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định năng lực sản xuất nhà máy bánh kẹo hiện có ở Quy Nhơn, đồng thời xem xét nâng công suất khi có điều kiện.

+ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và sản lượng đường RS để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngoài.
- Đầu tư mở rộng nhà máy ván ép ở Tây Sơn lên 15.000 m3/năm, sử dụng nguyên liệu từ bã mía kết hợp với dăm gỗ bạch đàn.

2.1.3. Công nghiệp sản xuất nước giải khát
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Nâng cao chất lượng sản lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, liên doanh, liên kết với các công ty bia có thương hiệu uy tín được thị trường chấp nhận, phấn đấu nâng công suất nhà máy Bia Sài Gòn - Quy Nhơn lên 50 triệu lít/năm vào năm 2010.
- Đầu tư chiều sâu phát huy hết công suất nhà máy chế biến sữa đạt công suất 20 triệu lít/năm.
- Hoàn thành đầu tư đưa vào hoạt động nhà máy chế biến dứa và rau quả xuất khẩu ở huyện Hoài Nhơn công suất 5.000 tấn/năm.
- Đầu tư nâng công suất nhà máy nước khoáng lên 10 triệu lít/năm.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất vỏ lon tại Quy Nhơn phục vụ sản xuất bia lon và nước ngọt đóng lon, công suất 100 triệu lon/năm.

+ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đưa công suất nhà máy bia lên 100 triệu lít/năm, nhà máy nước khoáng lên 50 triệu lít/năm, nhà máy chế biến sữa lên 30 triệu lít/năm.
- Đầu tư mới nhà máy sản xuất nước ngọt từ quả tươi, công suất khoảng 1.000 tấn quả/năm.
- Nâng công suất nhà máy vỏ lon lên 200 triệu lon/năm.

2.1.4. Công nghiệp chế biến dừa
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Đầu tư chiều sâu nâng cấp và phát triển các cơ sở chế biến dừa và cơm dừa nạo sấy xuất khẩu hiện có.
- Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy xuất khẩu công suất ban đầu 1.000 tấn/năm tại huyện Phù Mỹ.
- Chuẩn bị điều kiện hợp tác liên doanh, kêu gọi đầu tư sản xuất dầu diesel từ dừa.

+ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa dừa xuất khẩu tại huyện Hoài Nhơn, công suất 3.000 tấn/năm.
- Đầu tư nhà máy sản xuất dầu diesel từ dừa, công suất khoảng 100 tấn SP/ngày trên cơ sở phát triển phù hợp vùng nguyên liệu.

2.1.5. Chế biến sắn
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Hoàn thành các hạng mục đầu tư, đưa vào hoạt động nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 15.000 tấn SP/năm tại huyện Phù Mỹ có hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái.
- Đầu tư sản xuất cồn từ sắn lát khô tại nhà máy rượu cồn huyện Tây Sơn và nhà máy chế biến tinh bột sắn huyện Phù Mỹ với công suất khoảng 20 triệu lít/năm.
+ Giai đoạn 2011 - 2020: Xem xét các điều kiện để nâng công suất nhà máy chế biến tinh bột sắn tại huyện Phù Mỹ lên 30.000 tấn SP/năm.

2.1.6. Chế biến điều
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất hiện có để đạt sản lượng chế biến khoảng 9.000 tấn SP/năm.
- Xây dựng nhà máy chế biến nhân điều ở Phù Cát với công suất 2.000 tấn SP/năm và 1.000 tấn dầu từ vỏ điều/năm.
+ Giai đoạn 2011 - 2020: Đầu tư mới nhà máy chế biến hạt điều tại Tây Sơn, công suất 5.000 tấn nhân điều/năm và 2.000 tấn dầu từ vỏ điều/năm.

2.1.7. Chế biến thức ăn chăn nuôi
+ Giai đoạn 2006 - 2010: Hoàn thành đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 30.000 tấn/năm tại KCN Phú Tài; hoàn thành xây dựng mới các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản tại KCN Long Mỹ và tại cụm công nghiệp Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn sớm đưa vào hoạt động.
+ Giai đoạn 2011 - 2020: Xem xét mở rộng quy mô công suất các nhà máy hiện có khi có điều kiện.

2.2. Công nghiệp chế biến gỗ, giấy
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Đầu tư mở rộng các cơ sở chế biến gỗ hiện có, thu hút đầu tư xây dựng mới và đầu tư mở rộng thêm một số nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, đến năm 2010 đưa tổng năng lực chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh lên 220.000 m3/năm, trong đó sản phẩm gỗ nội thất chiếm từ 30% trở lên. Đầu tư mở rộng, nâng công suất chế biến dăm gỗ lên 180.000 - 200.000 tấn/năm.

+ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu công suất 30.000 m3/năm tại Nhơn Hội.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có; đầu tư chiều sâu hoặc đầu tư mới một số nhà máy sản xuất chế biến gỗ cao cấp quy mô lớn tại KCN Phú Tài và Long Mỹ để chuyển sang sản xuất gỗ nội thất; phấn đấu đến năm 2015 đưa tổng công suất thiết kế các nhà máy lên 300.000 m3/năm, trong đó sản phẩm gỗ nội thất chiếm từ 40% trở lên; đến năm 2020 lên 380.000 m3/năm, trong đó sản phẩm gỗ nội thất chiếm từ 50% trở lên. Đầu tư mở rộng, nâng công suất chế biến dăm gỗ lên 250.000 tấn/năm.
- Duy trì việc sản xuất giấy bao gói, bao bì xuất khẩu để tận dụng phế liệu và các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như tre, nứa, gỗ phế liệu đối với các cơ sở chế biến giấy hiện có và phát triển một số cơ sở sản xuất mới với quy mô phù hợp trên cơ sở bảo đảm môi trường sinh thái.

2.3. Công nghiệp may mặc - da giày
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng công suất các xí nghiệp may xuất khẩu hiện có lên khoảng 12 triệu sản phẩm/năm. Kêu gọi đầu tư mới từ bên ngoài vào các khu, cụm CN khoảng 02 cơ sở may với công suất từ 1 - 2 triệu SP/cơ sở.
- Đầu tư mới một số cơ sở may ở Phù Cát, Tây Sơn, với quy mô mỗi cơ sở từ 4 - 5 chuyền may; đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất các cơ sở ở Quy Nhơn, Phù Mỹ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhà máy sản xuất giày các loại. Ổn định năng lực sản xuất, phấn đấu đạt từ 3 - 4,5 triệu đôi vào năm 2010.

+ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng công suất các cơ sở may xuất khẩu hiện có khi có điều kiện.
- Đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy sản xuất giày da lên 7 - 10 triệu đôi/năm. Đầu tư xây dựng từ 1 - 2 xí nghiệp sản xuất giày dép xuất khẩu, công suất từ 1 - 1,5 triệu đôi/năm.

2.4. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
2.4.1. Khai thác chế biến đá
a. Đá granite:
+ Giai đoạn 2006 - 2010: Đầu tư mở rộng công suất khai thác đạt sản lượng 15.000 m3/năm để phục vụ nhu cầu chế biến từ 300.000 - 320.000 m2 đá ốp lát các loại.
+ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Phát triển công suất khai thác đến năm 2015 đạt 20.000 m3/năm, đến năm 2020 đạt 25.000 m3/năm.
- Nâng công suất chế biến đá ốp lát lên 380.000 - 450.000 m2/năm.
- Đầu tư sản xuất mặt hàng gạch lát công viên, hè phố, để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị trong tỉnh trên cơ sở tận dụng nguồn đá thải từ chế biến đá ốp lát và các nguồn đá xây dựng khác.

b. Đá xay nghiền:
- Giai đoạn 2006 - 2010: Phát huy tối đa năng lực hiện có 350.000 m3. Đầu tư bổ sung để nâng tổng công suất lên 500.000 m3/năm vào cuối giai đoạn.
- Giai đoạn 2011 - 2020: Phát triển nâng tổng công suất xay nghiền lên 650.000 m3/năm vào năm 2015, lên 800.000 - 1.000.000 m3/năm vào năm 2020.
2.4.2. Khai thác và chế biến Ilmenite
Phát huy tốt công suất các dự án đã đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm ổn định thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới. Khuyến khích đầu tư chế biến sâu titan như sản xuất Ilmenite hoàn nguyên, xỉ titan, rutile nhân tạo, dioxyt titan...
Phấn đấu đến năm 2010 chế biến khoảng 25.000 tấn Ilmenite hoàn nguyên, 10.000 tấn dioxyt titan; đến năm 2015 đạt 15.000 tấn Ilmenite hoàn nguyên, 27.000 tấn dioxyt titan; đến năm 2020 đạt 30.000 tấn Ilmenite hoàn nguyên, 20.000 tấn dioxyt titan.

2.4.3. Thăm dò, khai thác vàng và Bauxit nhôm
- Thăm dò và khai thác vàng: Khuyến khích tiếp tục đầu tư thăm dò và khai thác vàng tại khu vực Tiên Thuận, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn. Giai đoạn 2006 - 2010 hoàn thành các thủ tục thăm dò, dự báo trữ lượng, lập dự án nghiên cứu khả thi và sản xuất thử, sau năm 2010 tiến hành các hoạt động khai thác và chế biến vàng.
- Thăm dò và khai thác mỏ Bauxit: Khuyến khích triển khai Dự án thăm dò và đầu tư khai thác mỏ Bauxit Kon Hà Nừng trên địa bàn 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai. Giai đoạn 2006 - 2010 hoàn thành các thủ tục thăm dò, lập dự án đầu tư khai thác, tuyển khoáng, sản xuất Alumin, dự kiến quy mô công suất giai đoạn đầu 0,6 triệu tấn/năm; giai đoạn sau khi đủ điều kiện nâng công suất lên 1,2 triệu tấn/năm và sản xuất nhôm thỏi.

2.5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Xi măng: Từ nay đến năm 2010 tiếp tục ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy nghiền xi măng hiện có. Nghiên cứu tìm địa điểm mới, thu hút đầu tư xây dựng nhà máy nghiền xi măng công suất khoảng 250.000 - 300.000 tấn/năm. Thu hút đầu tư xây dựng mới nhà máy nghiền clanhke công suất 0,3 - 1 triệu tấn/năm.
- Khuyến khích phát triển gạch Tuynel. Tăng sản lượng gạch lên 300 triệu viên vào năm 2010 và 500 triệu viên vào năm 2020. Khuyến khích áp dụng công nghệ cải tiến (tuynel lò đứng) đối với các lò gạch thủ công quy mô nhỏ (5 - 7 triệu viên/năm).
- Gạch không nung: Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm nhà máy gạch Block công suất 2 triệu viên/năm đáp ứng nhu cầu thị trường. Sau năm 2010 đầu tư mở rộng quy mô công suất nhà máy hiện có lên 3 - 5 triệu viên/năm. Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy mới ở Khu Kinh tế Nhơn Hội công suất 6 - 12 triệu viên/năm.
- Gạch ceramic: Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy Ceramic công suất 2 triệu m2/năm, tiếp tục tăng cường quảng bá, tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ. Nghiên cứu nâng cao công suất lên 3,5 - 4 triệu m2/năm khi có điều kiện.
- Kêu gọi đầu tư xây dựng mới nhà máy tấm lợp: Với quy mô công suất phù hợp thị trường tiêu thụ nhằm cung cấp cho Khu Kinh tế Nhơn Hội, các khu, cụm công nghiệp và các công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Vật liệu Compozit cốt liệu sợi thủy tinh: Kêu gọi đầu tư phát triển vật liệu compozit cốt liệu sợi thủy tinh với công suất khoảng 20.000 m2/năm loại tấm phẳng để phục vụ nhu cầu sản xuất, nhất là đối với lĩnh vực đóng mới tàu cá và một số hoạt động khác đang có nhu cầu.

2.6. Công nghiệp lọc, hóa dầu, hóa chất và dược phẩm
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Kêu gọi đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy lọc, hóa dầu tại Khu Kinh tế Nhơn Hội, công suất ban đầu từ 02 - 03 triệu tấn/năm.
- Phát triển công suất chế biến phân vi sinh lên 50.000 tấn/năm; công suất phân NPK lên 50.000 tấn/năm.
- Mở rộng sản xuất săm lốp xe máy và các sản phẩm cao su kỹ thuật, công suất 100.000 bộ/năm.
- Đầu tư nhà máy sản xuất dịch truyền công suất 1,2 triệu lít/năm.
- Đầu tư dự án nhựa dân dụng và công nghiệp với công suất 5.000 tấn/năm.

+ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Phát triển nâng công suất nhà máy lọc, hóa dầu tại Khu Kinh tế Nhơn Hội đến năm 2015 đạt 5 triệu tấn/năm, đến năm 2020 đạt 10 triệu tấn/năm.
- Liên doanh hoặc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp ô tô công suất 2 triệu bộ/năm.
- Phát triển công suất sản xuất phân NPK lên 100.000 tấn/năm.
- Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì PP, công suất 30 triệu SP/năm.
- Xây dựng nhà máy cao su dân dụng và y tế tại Khu Kinh tế Nhơn Hội, công suất 3.000 tấn/năm.
- Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thảo dược.

2.7. Công nghiệp chế tạo máy, SX linh kiện điện tử và SX kim loại
- Nhóm tàu thuyền và các sản phẩm hỗ trợ:
Đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới trong sửa chữa và đóng mới tàu thuyền nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đáp ứng nhu cầu đóng mới và trang bị đồng bộ cho các loại tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ.
Tích cực xúc tiến đầu tư để xây dựng nhà máy đóng mới tàu biển có trọng tải từ 50.000 tấn trở lên, từng bước đưa Bình Định thành một trong những trung tâm công nghiệp đóng tàu của cả nước.
- Nhóm sản phẩm dụng cụ, trang thiết bị y tế:
Tập trung sản xuất một số thiết bị đang có thị trường tiêu thụ như máy sấy, hấp, máy lọc, cấp nước y tế, thiết bị xử lý chất thải bệnh viện với quy mô sản xuất khoảng 3.000 - 4.000 SP/năm.
Xúc tiến tìm kiếm cơ hội đầu tư sản xuất các trang thiết bị y tế cao cấp, máy móc thiết bị ngành mỹ phẩm và thực phẩm.
- Nhóm phương tiện vận tải đường bộ: Xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất ô tô thương dụng, tải trọng nhỏ, đa năng, phù hợp với nhu cầu vận chuyển đang gia tăng ở khu vực nông thôn, thị tứ, thị trấn; phục vụ lộ trình thay thế xe hết niên hạn sử dụng.
- Cơ khí chế tạo máy: Kêu gọi đầu tư xây dựng mới nhà máy cơ khí chế tạo với quy mô công suất phù hợp ở Khu Kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp, trước hết là chế tạo các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản. Mở rộng nâng cao công suất, đa dạng hóa sản phẩm khi có điều kiện.
- Xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng mới nhà máy dây và dây cáp điện công suất khoảng 5.000 - 8.000 tấn SP/năm, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
- Nhóm sản phẩm trang thiết bị phi tiêu chuẩn và các sản phẩm chế biến từ kim loại khác:
Đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất dựa trên năng lực của các cơ sở cơ khí chế tạo hiện có để phát triển sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép, các thùng thép chịu áp lực, chịu ăn mòn cho các công trình thiết bị toàn bộ. Kêu gọi đầu tư xây dựng mới nhà máy khung giàn thép công nghiệp ở Khu Kinh tế Nhơn Hội quy mô công suất phù hợp. Khuyến khích đầu tư công nghệ xử lý bảo vệ bề mặt (phun phủ, nhúng mạ), các công nghệ chế tạo giàn không gian khẩu độ lớn, các công nghệ vật liệu mới.
Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy cán thép, các cơ sở sản xuất thép ống hàn ø 20 - 100 mm (bao gồm cả ống thép thường và ống thép inox), công suất 2.000 - 3.000 tấn/năm tại huyện An Nhơn.
Phát triển nhà máy sản xuất que hàn chất lượng cao trên nền nguyên liệu Ilmenite của tỉnh với công suất đến năm 2010 đạt khoảng 100.000 - 200.000 tấn/năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2.8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước
2.8.1. Công nghiệp điện
a. Về phát triển nguồn
- Thủy điện: Trong giai đoạn 2006 - 2010 đưa vào vận hành 4 nhà máy thủy điện gồm: Định Bình (6,6MW), Trà Xom (19MW), An Khê - KaNak (173MW), Đăk Ple (7MW). Sau 2010 sẽ đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 2 (144MW), Sông Nga (14MW), Nước Trinh 2 (8MW)... Phát triển các trạm thủy điện cực nhỏ ở 3 huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão.
- Điện gió: Giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng một số nhà máy phong điện có tổng công suất khoảng 100MW tại Khu Kinh tế Nhơn Hội, nhà máy phong điện Nhơn Châu (xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn), công suất 500KW và một số trạm phong điện nhỏ và cực nhỏ khác với công suất từ 0,3 - 10KW.
- Điện địa nhiệt: Sau năm 2010 thu hút đầu tư xây dựng nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân, công suất từ 20 - 25MW.
- Nhiệt điện: Xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng mới nhà máy nhiệt điện tại huyện Phù Cát, công suất khoảng 300MW vào thời gian thích hợp khi nhu cầu phụ tải trong tỉnh phát triển cao.

b. Phát triển lưới và trạm điện
Phát triển lưới và trạm điện đã được xác định tại Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010, có xét đến năm 2015.

2.8.2. Công nghiệp sản xuất và phân phối nước
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Tiếp tục triển khai đầu tư và xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 10 thị trấn trên địa bàn tỉnh với tổng công suất 19.000 m3/ngày đêm (giai đoạn I: 2005 - 2007: công suất 13.600 m3/ngày đêm). Phấn đấu đến năm 2010 85% dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch.
- Xây dựng nhà máy nước phục vụ cho Khu Kinh tế Nhơn Hội với công suất giai đoạn I là 12.000 m3/ngày đêm.
- Phấn đấu đến năm 2010 các khu đô thị đều có các nhà máy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

+ Giai đoạn sau 2010:
- Nâng công suất nhà máy nước Quy Nhơn lên 100.000 m3/ngày.
- Nâng cấp các nhà máy nước đã xây dựng ở các thị trấn, thị xã, bảo đảm cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Phấn đấu đến năm 2015 100% dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch.
- Nâng công suất nhà máy nước cấp cho Khu Kinh tế Nhơn Hội lên 64.000 m3/ngày đêm.

3. Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Việc phát triển các làng nghề TTCN đã được xác định tại quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 08/11/2006 của UBND tỉnh. Theo đó, đến năm 2010 đầu tư phát triển 19 làng nghề đạt chuẩn và từng bước khôi phục, củng cố 19 làng nghề khác. Đến năm 2015 đầu tư, phát triển thêm 19 làng nghề đạt chuẩn để nâng tổng số làng nghề tiểu thủ công nghiệp đạt chuẩn là 38 làng nghề, hoạt động ổn định kể từ sau năm 2015.
Trong số 38 làng nghề được Quy hoạch phát triển, có 05 làng nghề truyền thống gắn với du lịch, bao gồm: Làng nghề rượu Bàu Đá thôn Cù Lâm (xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn); Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn); Làng rèn Tây Phương Danh (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn); Làng nghề nón lá Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát); Làng nghề dệt vải thổ cẩm và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vải thổ cẩm Hà Ri (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh).

4. Phát triển các khu, cụm công nghiệp
Ngoài các Khu công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng như Phú Tài, Long Mỹ, đến năm 2010 và năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bình Định còn có các khu, cụm công nghiệp tập trung như sau:

4.1. Khu công nghiệp Nhơn Hội diện tích 1.277ha (khu A, B vµ phần dự kiến mở rộng) và diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp trong Khu phi thuế quan Khu Kinh tế Nhơn Hội là 350ha để phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô lớn như lọc, hóa dầu, cơ khí đóng mới tàu biển, SX hàng điện tử và vật liệu điện, SX động cơ, phụ tùng, dệt may… Giai đoạn 2006 - 2010 lấp đầy diện tích từ 300 - 500ha; giai đoạn 2011 - 2020, phấn đấu lấp đầy phần diện tích còn lại.

4.2. Khu công nghiệp Nhơn Hòa (huyện An Nhơn) diện tích 270ha được Quy hoạch để phát triển các ngành nghề kho tàng, chế biến nông lâm sản, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng. Thời gian triển khai đầu tư xây dựng Khu công nghiệp này vào giai đoạn 2006 - 2010.
4.3. Khu công nghiệp Hòa Hội (huyện Phù Cát) diện tích 260 - 300ha được Quy hoạch để phát triển ngành nghề chế biến nông lâm sản, cơ khí chế tạo, máy nông cụ, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng… Thời gian triển khai đầu tư xây dựng Khu công nghiệp này vào giai đoạn 2006 - 2010.

4.4. Khu công nghiệp Cát Khánh (huyện Phù Cát) diện tích 150ha được Quy hoạch để phát triển các ngành nghề chế biến nông, lâm, sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hậu titan…Thời gian triển khai đầu tư xây dựng Khu công nghiệp này vào giai đoạn 2006 - 2010. Để phục vụ thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến hậu titan và một số ngành có lợi thế của địa phương, trước mắt đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng theo hướng hình thành cụm công nghiệp, sau đó sẽ kết nối thành Khu công nghiệp.

4.5. Khu công nghiệp Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn) diện tích khoảng 100ha được Quy hoạch để phát triển các ngành nghề như chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất VLXD, cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp… Thời gian triển khai đầu tư Khu công nghiệp này vào giai đoạn 2007 - 2010.

4.6. Khu công nghiệp Bình Nghi (huyện Tây Sơn) diện tích khoảng 150ha được Quy hoạch để phát triển các ngành nghề chế biến VLXD, cơ khí, dịch vụ kho bãi… Thời gian triển khai đầu tư xây dựng Khu công nghiệp này sau năm 2010.
Cùng với việc chú trọng đầu tư xây dựng các Khu công nghiệp, cần đẩy mạnh đầu tư phát triển 33 cụm CN đã được quy hoạch với tổng diện tích 670 ha. Trong đó, giai đoạn từ nay đến năm 2010 sẽ tiếp tục đầu tư XD hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 7 cụm công nghiệp còn đang dở dang và đầu tư phát triển mới 17 cụm công nghiệp trên một số địa bàn có lợi thế như cụm CN Phước An (Tuy Phước), thị trấn Bình Định (An Nhơn), Bình Dương (Phù Mỹ), Gò Mít (Phù Cát), thị trấn Vân Canh, Cầu Nước Xanh (Tây Sơn) với tổng diện tích 500 ha, vốn đầu tư khoảng 245 tỷ đồng. Đến năm 2020 hoàn thành việc đầu tư phát triển các cụm công nghiệp theo Quy hoạch.

  • Tags: