Công nghiệp Hải Dương cần liên kết và đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ

Năm 2007, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 4 (Khoá X) và Nghị quyết số 16/2007

Thực hiện chương trình “Phát triển Công nghiệp nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2006-2010” của Tỉnh uỷ Hải Dương khoá XIV, sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh năm 2007 đạt 15.772 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 14,6% so với năm trước. Nếu loại trừ các DNNN trung ương hạch toán phụ thuộc trên địa bàn thì công nghiệp Hải Dương năm qua tăng 21,3%, bình quân toàn quốc tăng 17,1%. Như vậy, CN Hải Dương đã đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về qui mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Đặc biệt, khu vực công nghiệp dân doanh tăng 24,1%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,3%, các sản phẩm gia công, lắp ráp và xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao như: Bộ dây điện ô tô tăng 83,2%; dây và cáp điện tăng 40,2%; ô tô tăng 21,3%; máy bơm tăng 20,6%; may mặc tăng 66,8%, giầy dép tăng 25,7%; thức ăn chăn nuôi tăng 43,4%; bia tăng 65,7%; thịt cấp đông tăng 23,0%. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương các huyện, thành phố đạt tốc độ tăng trưởng cao là: Thành phố Hải Dương tăng 35%; huyện Nam Sách tăng 29,3%; huyện Kim Môn tăng 25,2%; huyện Kim Thành tăng 37,3%; huyện Gia Lộc tăng 34,2%; huyện Tứ Kỳ tăng 36,8% và huyện Cẩm Giàng tăng 20,8%. Trong năm đầu hội nhập với nhiều khó khăn thách thức và biến động thị trường, kết quả đã đạt được là đáng trân trọng và khích lệ. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập cạnh tranh toàn cầu và tiềm năng lợi thế của Tỉnh, CN Hải Dương còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.       

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh năm qua chưa đạt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Công nghiệp tăng trưởng chưa bền vững là do lệ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế. Năm 2007, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh đạt 325 triệu USD, tăng 44,6% so với năm trước, nhưng chủ yếu là gia công may mặc, giầy dép, dây và cáp điện. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu là 435 triệu USD, tăng 64,2% so với năm trước, chủ yếu là nhập máy móc thiết bị và vật tư sản xuất. Nhập siêu 33,8%.Trong khi đó, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp còn nhiều khó khăn, cản trở như: Hành lang pháp lý chưa đồng bộ, khó tiếp cận các nguồn lực về tín dụng, đất đai, thông tin và nhân lực chất lượng cao. Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp còn yếu, các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng chưa mạnh... Vì thế, các doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương còn lúng túng, thậm chí mơ hồ trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.Vấn đề đặt ra là, cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương trong hội nhập KTQT?Có rất nhiều việc phải làm, từ phía Nhà nước trung ương đến địa phương, của toàn ngành và quan trọng nhất là sự nỗ lực của từng doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương.Trước tiên, các doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương phải nhanh chóng tiếp cận, tìm hiểu, trao đổi kiến thức về hội nhập KTQT, thường xuyên nắm bắt thông tin toàn cầu. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, xác định rõ thời cơ và thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của mình, xây dựng lợi thế cạnh tranh và tìm đường phát triển phù hợp với doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh để hội nhập cạnh tranh toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên chú trọng thị trường “ngách” để phát triển thương hiệu, từng bước hội nhập “sân chơi” chung. Đồng thời, bản thân từng doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, tự hoàn thiện mình, áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ để nâng cao nội lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Cải tiến quản trị DN, đổi mới công nghệ, đào tạo lại nhân lực, đẩy mạnh tiếp thị, phát triển các kênh phân phối, xây dựng kế hoạch    marketing ...Điều cốt yếu để mỗi doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương hội nhập quốc tế thành công, theo chúng tôi các doanh nghiệp phải tăng cường liên kết kinh tế tham gia vào các hệ thống, mạng lưới, chuỗi giá trị toàn cầu và các hiệp hội ngành hàng. Mặt khác, đổi mới chiến lược cạnh tranh để nâng cao giá trị gia tăng của doanh nghiệp, đây vừa là giải pháp chiến lược, vừa là đối sách quan trọng của mỗi doanh nghiệp.Chẳng hạn, chuỗi giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu hiện nay: Khâu sáng tạo, ý tưởng chiếm 10 - 15%, khâu thiết kế mẫu mã, sản xuất thử chiếm 15 - 20%, khâu nguyên liệu, phụ liệu, chuẩn bị sản xuất (công nghiệp phụ trợ) chiếm 25 – 30%, khâu phân phối 30 - 35% (bán buôn, bán lẻ), khâu vận tải chiếm khoảng 10 - 15%, khâu gia công, cắt may mà các doanh nghiệp Hải Dương đang làm chủ yếu là giải quyết lao động, giá trị gia tăng rất thấp chỉ chiếm từ 5 - 10%. Ngành giầy dép, lắp ráp điện tử, ôtô, xe máy và tàu thuỷ cũng tương tự.Do đó, vấn đề bức xúc và chiến lược hiện nay của công nghiệp Hải Dương là tập trung phát triển mạnh các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ (doanh nghiệp vệ tinh, nhà thầu phụ công nghiệp), tăng cường các mối liên kết kinh tế, cả theo chiều dọc và chiều ngang, chú trọng đến đầu tư vào các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, phân phối và tiếp thị sản phẩm để nhanh chóng được tham gia vào dây chuyền cung cấp toàn cầu của từng loại hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng của từng doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương.

Liên kết kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết, xu thế phát triển khách quan, là hướng phát triển chiến lược của các doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương.Liên kết kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương nắm bắt nhanh các thông tin kinh tế của cả nước và toàn cầu, có ứng xử linh hoạt với biến động của thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận nhanh với công nghệ và kỹ thuật mới. Nếu không liên kết thì chúng ta có thể sống trong xã hội bùng nổ thông tin nhưng vẫn đói nghèo tri thức.Tăng cường hình thức liên kết kinh tế cũng giúp doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh, tăng cường hợp tác trong cạnh tranh để cùng phát triển bền vững. Hiện nay, toàn cầu hoá đã nẩy sinh xu hướng của các doanh nghiệp trên thế giới, vừa nỗ lực phát triển các mối liên kết ngang - dọc, vừa tìm cách sáp nhập hoặc mua lại để hình thành các công ty đa quốc gia, tạo mô hình công ty mẹ, công ty con. Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cổ phần hoá có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp với doanh nghiệp phân phối, phát triển mạng lưới sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương cần thấy rõ xu thế này để lựa chọn hướng đi phù hợp cho mỗi doanh nghiệp.Chúng ta đang đứng trước những cơ hội mới và khó khăn thách thức mới đan xen khi gia nhập WTO, con đuờng dẫn đến thành công của ngành công nghiệp Hải Dương và từng doanh nghiệp, là tài kinh doanh, hợp tác và liên kết, hội nhập quốc tế. Toàn ngành và mỗi doanh nghiệp công nghiệp Hải Dương phải hành động ngay, mạnh dạn đổi mới, tự vượt lên chính mình để có bước phát triển nhanh và bền vững.