Khó biến rác thải thành năng lượng vì quá đắt

Hà Nội sẽ hết chỗ đổ rác vào năm 2012. Hơn 98% lượng rác thải vẫn được xử lí bằng phương pháp chôn lấp, chưa giải quyết được tận gốc vấn đề môi trường. Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với cuộc "khủng

Tại hội thảo "Công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng - Khả năng triển khai ở Việt Nam" được tổ chức vào sáng 30/6, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đều ủng hộ việc áp dụng công nghệ đốt rác phát điện (gọi tắt là WtE), vừa giúp giải quyết triệt để vấn đề môi trường vừa góp phần bổ sung nguồn năng lượng điện.

Ông Ekkehart Gartner - Phó Chủ tịch cao cấp của Công ty TNHH công nghệ năng lượng và môi trường Martin (Đức) nhấn mạnh: "Ưu điểm của công nghệ WtE là sử dụng chính nguồn năng lượng từ trong rác. Nếu đốt 100 tấn rác mỗi ngày có thể tạo ra từ 1-2 MGW điện. Chi phí đầu tư có thể thu lại nhờ việc bán chứng chỉ CO2, bán lượng điện thu được từ rác".

Hiện Công ty Martin có Nhà máy WtE tại 31 nước trên thế giới. Còn ông Yoshio Yanagisawa - Giám đốc kĩ thuật cao cấp của Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lí các Nhà máy WtE tại Singapore thì khẳng định: "Việt Nam nên tận dụng nguồn năng lượng từ rác. Công nghệ WtE có thể xử lí rác liên tục trong 330ngày/năm".

Theo các nhà khoa học, Việt Nam có nguy cơ đối mặt với cuộc "khủng hoảng rác thải" nếu như không có một công nghệ xử lí tiên tiến hơn. Tại Hà Nội, khối lượng rác tăng trung bình 15%/năm, với tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính 5.000 tấn/ngày đêm. Với đà tăng hiện nay, tới năm 2012, Hà Nội sẽ không còn chỗ đổ rác. Trong khi đó, TP HCM có trên 7.000 tấn rác thải ra mỗi ngày, tiêu tốn 235 tỉ đồng/năm để tiêu hủy.

Ở Việt Nam, rác thải vẫn chủ yếu được xử lí bằng phương pháp chôn lấp song không tiêu hủy được triệt để, lại gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Hiện nay, chỉ có 20 tỉnh, thành phố có bãi rác hợp vệ sinh. 53 tỉnh chưa có qui hoạch xây dựng bãi tiêu hủy chất thải rắn. Bởi vậy, hầu hết các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đều ủng hộ triển khai công nghệ WtE như một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với việc triển khai công nghệ WtE tại Việt Nam là vấn đề chi phí đầu tư, chi phí vận hành nhà máy.

Ông Nguyễn Trung Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) băn khoăn: "Chi phí đầu tư, vận hành công nghệ WtE quá lớn, có thể khiến ngay cả Hà Nội, TP HCM cũng không lo nổi. Hiện công nghệ WtE đang vận hành ở Macau chi phí lên tới 420.000 USD/tấn rác thải, trong khi đó công nghệ đang áp dụng ở Việt Nam chỉ có 35.000USD/tấn. Hơn nữa, công nghệ WtE chỉ nên áp dụng với những nhà máy có công suất từ 500-1.000 tấn, với những nhà máy công suất nhỏ hơn sẽ rất lãng phí".

Trước khi có quyết định về việc lựa chọn công nghệ WtE, các nhà khoa học quốc tế khuyến nghị người dân Việt Nam nên hạn chế lượng rác thải. Bởi lẽ, nếu mỗi người dân Việt Nam giảm được 10% lượng rác thải thì mỗi năm Việt Nam tiết kiệm được khoảng 13 triệu USD