LỢI ÍCH TRONG VIỆC THIẾT LẬP MẬU DỊCH TỰ DO VỚI EFTA

Trên bình diện chung, việc EFTA thiết lập quan hệ mậu dịch ưu đãi với các nước và khu vực sẽ thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa mậu dịch, đem lại những lợi ích song phương.

 

 

            Năm 1999 Thụy Sỹ ký một thỏa hiệp song phương với Liên minh châu Âu bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó có sự phá bỏ các hàng rảo cản trở buôn bán như việc di chuyển, vận tải hàng hóa và kỹ thuật, nhân công giữa đôi bên. Sự tiến triển nay thúc đẩy các nước EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình để bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên và với thế giới.

            Một ví dụ là Cộng đồng các quốc gia Vùng Vịnh gồm 6 nước (GCC) chính thức ký hiệp định thương mại tự do với EFTA ngày 22/6/2009 tại thành phố Hammer của Na-Uy.

            Hiệp định có tính bước ngoặt lớn này đã được ký kết sau nhiều vòng đàm phán mở rộng bắt đầu từ tháng 2/2006 cho đến tháng 4/2008. Hiệp định bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, trao đổi dịch vụ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, mua bán Chính phủ và phương pháp giải quyết các xung đột. Ngoài ra, Hiệp định cũng tạo điều kiện cho việc phát triển đối tác kinh tế thông qua đầu tư, giảm thuế nhập khẩu đối với hầu hết hàng hóa được hai bên trao đổi, đặc biệt là hàng nông sản. Hiệp định nhằm mục đích đưa lại sự tự do hóa thương mại và thúc đẩy các cơ hội và đối tác đầu tư giữa hai bên. Riêng về thương mại dịch vụ, Hiệp định sẽ mang lại những cách tiếp cận thị trường mới và mở ra những lĩnh vực mà hai nước này cùng quan tâm. Nội dung của Hiệp định đã cung cấp cơ hội cho các công ty ở hai khối tham gia vào các dự án thầu cấp Chính phủ trong khuôn khổ minh bạch về thủ tục và phù hợp với các quy định cụ thể.

            Trao đổi thương mại giữa hai bên tập trung vào việc GCC nhập khẩu các hàng hóa xa xỉ và công nghệ cao của các nước EFTA và xuất khẩu hàng hóa từ GCC sang các nước này.

            Trong năm 2007, GCC nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng đồng hồ các loại của Thụy Sỹ. Thụy Sỹ cũng là trung tâm hoạt động ngân hàng và quản lý ts cho các công dân vùng Vịnh. Xuất khẩu của GCC sang các nước EFTA đã tăng hơn gấp 3 lần trong thập kỷ qua và đạt 1,14 tỷ USD trong năm 2008. Trong số các quốc gia thành viên GCC, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất - UAE là đối tác lớn thứ 6 của EFTA xét theo khối lượng trao đổi thương mại song phương, số liệu chính thức cho thấy, năm 2008 buôn bán giữa hai bên đạt 8,7 tỷ USD. Kể từ năm 2003, trao đổi thương mại giữa GCC và EFTA đã tăng trên 25%/năm.

            Theo kế hoạch, Ấn Độ và AFTA đã đạt được thỏa thuận về tự do thương mại vào đầu năm 2009 vừa qua, tuy nhiên cho đến nay công cuộc thương lượng vẫn chưa đến hồi kết thúc.

            Ngoài lĩnh vực buôn bán nông sản, hàng công nghiệp và dịch vụ. Ấn Độ và EFTA sẽ tập trung vào việc thực thi hệ thống quyền sở hữu trí tuệ. Ấn Độ và EFTA đã thành lập nhóm nghiên cứu hỗn hợp để tiến tới việc ký kết hiệp định đầu tư và thương mại trên cơ sở rộng lớn hơn. Dựa trên những đề nghị tích cực của nhóm này, 2 bên đã nhất trí tiến hành thương lượng về một FTA với hy vọng cả 2 bên cùng có lợi hồi tháng 1/2009.

            Kim ngạch thương mại Ấn Độ - EFTA tăng 9,3%, lên 7,4 tỷ USD trong tài khoá 2005 - 2006. Thụy Sỹ là một trong những nước đầu tư hàng đầu vào Ấn Độ. Thụy Sỹ xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là đá quí, máy móc, dược phẩm, hóa chất vô cơ, phân bón. Ấn Độ xuất khẩu sang Thụy Sỹ chủ yếu là kim loại, đồ nữ trang, nông sản, máy móc, sản phẩm cơ khí, giày dép. Kim ngạch buôn bán song phương Ấn Độ - Thụy Sỹ tăng từ 1,56 tỷ franc Thụy Sỹ năm 2004 lên 3,26 tỷ franc năm 2007.

            Hiện tại châu Á đã có Hàn Quốc và Singapore đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do với khối này. Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, kể từ sau khi thỏa thuận tự do thương mại giữa Hàn Quốc và (EFTA) được ký kết hồi tháng 9/2007 thì xuất khẩu của Hàn Quốc sang EFTA bước đầu giảm và nhập khẩu từ các nước này lại tăng song KITA cho rằng, thỏa thuận tự do thương mại song phương chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong nhiều lĩnh vực.

            Trong thời gian tới, có thể Thái Lan, An-giê-ri, Ấn Độ và Ucraina cũng sẽ đạt được hiệp định FTA hoặc thỏa thuận thương mại mang tính ưu đãi với EFTA.

 

  • Tags: