Năm 2014: Dự báo xuất siêu khoảng 1,5 tỷ USD

Thông tin trên được đưa ra trong Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 11 và 11 tháng năm 2014 của Bộ Công Thương dựa trên tình hình thực tế 11 tháng năm 2014. Theo đó,

Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước giảm 6,2% so với tháng 10. Nguyên nhân là: (1) nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam thuộc nhóm nông lâm thủy sản và nhóm công nghiệp chế biến tại một số thị trường châu Á; EU 27, Hoa Kỳ, châu Phi giảm; (2) Một số mặt hàng trong nhóm nông lâm thủy sản giảm do yếu tố thời vụ.... Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2014 của cả nước tăng 13,7% so với cùng kỳ (tương ứng tăng xấp xỉ 16,5 tỷ USD), trong đó kim ngạch của khu vực FDI (có cả dầu thô) tăng 14,1% (tương ứng tăng khoảng 11,4 tỷ USD), đóng góp khoảng 69% kim ngạch tăng thêm). Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt mức tăng trưởng khá (+13%), cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,1% của 11 tháng năm 2013. Đây là tín hiệu cho thấy sự phục hồi và phát triển sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

11 tháng năm 2014: Xuất siêu xấp xỉ 2,1 tỷ USD

Theo báo cáo, tháng 11, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) ước đạt 13,2 tỷ USD, giảm 6,2% so với tháng 10 và tăng 10,6% so với tháng 11 năm 2013. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 8,5 tỷ USD, giảm 6,6% so với tháng 10 và tăng 13,2% so với tháng 11 năm 2013.

Tính chung 11 tháng năm 2014, KNXK ước đạt 137 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 16,5 tỷ USD), trong đó KNXK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 44,8 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng KNXK của cả nước, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 92,2 tỷ USD, chiếm 67,3% tổng KNXK của cả nước, tăng 14,1%; Nếu không kể dầu thô, KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 85,4 tỷ USD tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Về cán cân thương mại, nhập siêu tháng 11 ước 300 triệu USD, bằng 0,3% KNNK. Tính chung 11 tháng 2014, xuất siêu xấp xỉ 2,1 tỷ USD, trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 13,5 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 15,5 tỷ USD.

Về kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng cụ thể như sau:

- Nhóm hàng nông lâm thủy sản: 11 tháng năm 2014, xuất khẩu ước đạt 20,6 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng KNXK, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 2,6 tỷ USD), trong đó: một số mặt hàng có KNXK tăng mạnh, như: thuỷ sản tăng 20,2%; rau quả tăng 39,6%; nhân điều tăng 23,1%; cà phê tăng 34,3%; hạt tiêu tăng 36%. Các mặt hàng như chè và gạo đã có mức tăng nhẹ trở lại (1,1% và 2,9%). Trong 11 tháng năm 2014, chỉ có hai mặt hàng sắn giảm 2,3%, cao su giảm 26,2%.

- Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản: 11 tháng năm 2014 ước đạt gần 8,4 tỷ USD, chiếm 6,1% trong tổng KNXK, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với giảm 366 triệu USD, trong đó: than đá giảm 37,9%; xăng dầu các loại giảm 22,9%; quặng và khoáng sản khác giảm 5,5%. Chỉ có mặt hàng dầu thô là vẫn giữ được mức tăng nhẹ 3,2%.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến: 11 tháng năm 2014 ước đạt gần 100,1 tỷ USD, chiếm 73,1% trong tổng KNXK, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với tăng hơn 12,9 tỷ USD, trong đó, những mặt hàng có KNXK tăng hơn 20% là: thức ăn gia súc và nguyên liệu 37,2%; hóa chất 60,5%; túi sách, vali, mũ, ô dù 33,4%; giầy dép các loại 23%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 20,9%; thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh 33,2%; kim loại thường khác và sản phẩm 33%; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 24,7%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 38,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 21,6%; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 35,4%... Trong nhóm chỉ có hai mặt hàng có KNXK giảm là: phân bón các loại giảm 12,1%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 2,4%.

- Nhóm hàng hóa khác: ước đạt gần 7,9 tỷ USD, tăng 21,2% và chiếm tỷ trọng 5,8% trong tổng KNXK của cả nước.

Về giá xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2014, giá bình quân xuất khẩu của một số mặt hàng tăng, như: nhân điều tăng 3,8%; chè tăng 5,8%, hạt tiêu tăng 15%; gạo tăng 4,8%; than đá tăng 3,6%; quặng và khoáng sản khác tăng 137,3%; Clanhke và xi măng tăng 2,3%;... Một số mặt hàng có giá bình quân giảm như: cà phê giảm 0,8%; sắn và các sản phẩm từ sắn 3,3%; cao su giảm 27,5%; dầu thô giảm 5,6%; xăng dầu các loại giảm nhẹ 0,3%; phân bón các loại giảm 6,8%; chất dẻo các loại giảm 10,9%; xơ, sợi dệt các loại giảm 0,6%; sắt thép các loại giảm 5,2%... Do ảnh hưởng của giá xuất khẩu của một số mặt hàng tính được về lượng và giá đã làm KNXK của nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm khoảng 320 triệu USD, nhóm nhiên liệu, khoảng sản giảm 286,5 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu tăng cụ thể: nhân điều tăng 18,6%; cà phê tăng 35,4%; hạt tiêu tăng 18,3%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 3,4%; cao su tăng 1,7%; dầu thô tăng 9,4%; chất dẻo nguyên liệu tăng 27,4%; xơ, sợi các loại tăng 19,9%; sắt thép các loại tăng 16,1%, clanhke và xi măng tăng 14,3%;... Một số mặt hàng xuất khẩu giảm như: chè các loại giảm 4,4%; gạo giảm 1,8%; than đá giảm 40,1%; xăng dầu các loại giảm 22,7%; quặng và khoáng sản khác giảm 60,2%; phân bón các loại giảm 5,7%...

Như vậy, 11 tháng năm 2014, tính chung do tăng, giảm về giá và lượng của nhóm mặt hàng nông sản và khoáng sản là những mặt hàng tính được về giá và lượng góp phần tăng KNXK khoảng 2,2 tỷ USD so với cùng kỳ.

Trong 11 tháng năm 2014, ước xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 21,3% và chiếm tỷ trọng 19,1%; xuất khẩu vào EU tăng 11,4% và chiếm tỷ trọng 18,1%; xuất khẩu vào ASEAN tăng 2,9% và chiếm tỷ trọng 12,7%; xuất khẩu vào Nhật Bản tăng 9,9% và chiếm tỷ trọng 9,9%; xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 13,1% và chiếm tỷ trọng 9,9%

Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu vẫn đang được kiểm soát tốt

Theo báo cáo, tháng 11, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá ước đạt 13,5 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng 10 và tăng 23,1% so với tháng 10 năm 2013, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước 5,6 tỷ USD, giảm 4% so với tháng 10 và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2013.

Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng năm 2014

Tính chung 11 tháng năm 2014, KNNK cả nước ước đạt gần 135 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 76,7 tỷ USD, tăng 12,5%, chiếm tỷ trọng 56,8% tổng KNNK cả nước; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 58,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 43,2% tổng KNNK cả nước, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2014 của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 119 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 88,3% KNNK, chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng là nguyên liệu cho sản xuất. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu KNNK ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4,2% KNNK. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt gần 5,3 tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4% KNNK.

So với cùng kỳ, giá nhập khẩu bình quân của một số mặt hàng tăng, cụ thể: hạt điều tăng 19,3%; quặng và khoáng sản khác tăng 1,6%; than đá tăng 3,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 1,7%; ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ) tăng 5,3%; Ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 5,4%... Bên cạnh đó, giá nhập khẩu bình quân của một số mặt hàng giảm, như: lúa mỳ giảm 8,4%; ngô giảm 18,9%; đậu tương giảm 2,6%; dầu thô giảm 0,7%; xăng dầu các loại giảm 2,2%; khí đốt hóa lỏng giảm 3,2%; phân bón giảm 10,7%; cao su các loại giảm 6,9%; giấy các loại giảm 4,1%; bông các loại giảm 4,1%; xơ, sợi dệt các loại giảm 3,7%; thép các loại giảm 6,1%; kim loại thường khác giảm 2,1%; phế liệu sắt thép giảm 4,1%...

Những mặt hàng tính được về lượng nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ là: lúa mỳ tăng xấp xỉ 18%, ngô tăng 137,4%, đậu tương tăng 18,8%, quặng và khoáng sản khác tăng 12,8%, than đá tăng 40,2%; xăng dầu các loại tăng 16,5%, khí đốt hóa lỏng tăng 34,7%; chất dẻo nguyên liêu tăng 9,9%; cao su các loại tăng 4,1%; giấy các loại tăng 12,3%, bông các loại tăng 27,4%, xơ, sợi dệt các loại tăng 7,4%; thép các loại tăng 21,1%; kim loại thường tăng 21,8%, ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ) tăng 92,6%; ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 85%... Trong khi đó, một số mặt hàng lượng nhập khẩu giảm như: hạt điều giảm 10,4%; dầu thô giảm 57,4%, phân bón giảm 14,3%...

Về thị trường nhập khẩu, KNNK từ châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước, chiếm 81%. Trong đó, KNNK từ ASEAN chiếm 15,5%, các nước Đông Á chiếm 61,2%, riêng Trung Quốc chiếm gần 29,6% trong tổng KNNK của cả nước. Về tốc độ tăng, trong 11 tháng đầu năm, nhập khẩu từ thị trường châu Á tăng 12,4%, châu Mỹ tăng 28,5%, trong đó Mỹ tăng 22,8%, châu Phi tăng 8,3%, châu Đại Dương tăng 27,2%. KNNK từ châu Âu giảm 3,5%, trong đó nhập khẩu từ một số thị trường trong khu vực như Ai Len, Malta, Latvia... giảm mạnh so với cùng kỳ (trên 20,0%).