Nhãn sinh thái: Công cụ hữu dụng của châu Âu

Nhãn sinh thái khuyến khích các nhà sản xuất, các chính phủ, các tổ chức khác hoàn thiện tiêu chuẩn môi trường đối với các sản phẩm và dịch vụ. Nhãn bông hoa có hiệu lực ở 25 nước Châu Âu cũng như ở c

Các sản phẩm mang nhãn sinh thái có khả năng thu hút hơn 450 triệu người tiêu dùng tại khu vực Châu Âu.

Các loại nhãn sinh thái EU

Nhãn sinh thái của Châu Âu được xây dựng từ năm 1992 có biểu tượng là một bông hoa. Mục tiêu của nhãn bông hoa giúp cho người tiêu dùng có thể xác định sản phẩm đã được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng tốt, giảm tác động của sản phẩm đến môi trường từ quá trình sản xuất đến quá trình loại bỏ sản phẩm.

Bên cạnh nhãn bông hoa, một số loại nhãn sinh thái khác (khác về hình thức và tên gọi) cũng được sử dụng phổ biến tại khu vực Châu Âu là: nhãn Thiên nga trắng tại khu vực Bắc Âu, nhãn Thiên thần xanh tại Đức…

Nhãn sinh thái Bắc Âu - Thiên nga Bắc Âu - là Nhãn sinh thái chính thức của các nước Bắc Âu và được xây dựng vào năm 1989 bởi Hội đồng các Bộ trưởng Bắc Âu với mục đích đưa ra một chương trình ghi nhãn môi trường góp phần vào việc tiêu dùng bền vững. Đây là chương trình mang tính tự nguyện và bao gồm nhiều sản phẩm và dịch vụ. Nhãn sinh thái Bắc Âu cũng được khởi xướng như là công cụ thực tế cho người tiêu dùng nhằm giúp họ lựa chọn một cách tích cực các sản phẩm lành mạnh về môi trường. Đây là hệ thống ghi nhãn sinh thái loại 1 của ISO 14024, đòi hỏi sự tham gia của cơ quan kiểm soát thuộc bên thứ ba.

Thiên nga Bắc Âu và Nhãn sinh thái EU đều là những chương trình ghi nhãn sinh thái dựa trên cách tiếp cận đa tiêu chí và theo vòng đời. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu về thủ tục cấp các loại nhãn này thì kiểm soát thành phẩm thôi vẫn chưa đủ mà phải kiểm soát toàn diện hơn. Đây là một trong những lý do khiến những tiêu chuẩn này được xem là tốn kém hơn.

Thiên thần xanh ở Đức là một công cụ chính sách môi trường phù hợp hơn với thị trường nhằm xác định các đặc điểm tích cực về môi trường của sản phẩm và dịch vụ. Ngày nay, khoảng 11.700 sản phẩm và dịch vụ trong số 120 nhóm sản phẩm mang nhãn Thiên thần xanh. Giống như Thiên nga Bắc Âu và Nhãn sinh thái châu Âu, Thiên thần xanh là nhãn loại 1 dựa trên vòng đời của sản phẩm.

Dấu xác nhận tiêu chuẩn đối với các sản phẩm thân thiện đối với môi trường hoặc nhãn sản phẩm rau quả sản xuất hữu cơ cũng có thể được coi là nhãn sinh thái. Một dấu xác nhận tiêu chuẩn chỉ ra rằng sản phẩm (bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm) có ít tác động đối với môi trường so với những sản phẩm tương tự khác. Các tiêu chuẩn của EU về sản xuất và dán nhãn thực phẩm hữu cơ nằm trong Quy định EC/2092/91. Các nhà cung cấp ở nước thứ ba muốn xuất khẩu rau quả sản xuất hữu cơ cũng như dán nhãn sinh thái phải đáp ứng tất cả các quy định được ghi rõ trong Quy định EC/2092/91. Để chứng minh sự tuân thủ, nhà kinh doanh thực phẩm phải đăng ký với một cơ quan chứng nhận hữu cơ được EU chấp nhận và thực thi một kế hoạch chứng nhận hữu cơ kết hợp với sự xác minh độc lập về sự tuân thủ trên cơ sở hằng năm.

Một số nước đã chứng minh thành công với EU rằng họ có hệ thống kiểm soát sản xuất hữu cơ quốc gia tương đương và do đó việc nhập khẩu tự do các sản phẩm hữu cơ từ những nước này được cho phép. Các nhà kinh doanh cá thể ở hầu hết các quốc gia chưa chứng minh được có các hệ thống quốc gia tương đương về sản xuất hữu cơ yêu cầu phải có sự chấp nhận trước về xuất khẩu và một giấy chứng nhận nhập khẩu (được ban hành bởi một cơ quan quốc gia hoặc quốc tế được EU công nhận) kèm theo mọi lô hàng. Chi tiết về giấy chứng nhận nhập khẩu và thủ tục xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trường EU được đưa ra trong Quy định EC/1788/2001.

Áp dụng nhãn sinh thái EU với một số sản phẩm chính

Dệt may: Nhãn sinh thái EU, Thiên nga Bắc Âu, và Thiên thần xanh của Đức sử dụng rộng rãi các tiêu chí chung tương tự đối với sản phẩm dệt may, cụ thể là một loạt tiêu chí về các khía cạnh sức khỏe và môi trường cũng như yêu cầu về tính phù hợp khi sử dụng. Mục tiêu tổng quát của những chương trình nhãn sinh thái bao gồm: Hạn chế các chất có hại cho sức khỏe; Giảm ô nhiễm nước và không khí; Chống co vải khi giặt và là; Chống phai mầu khi ra mồ hôi, giặt, vò ướt và khô, và tiếp xúc với ánh sáng. Tiêu chuẩn tập trung vào: Loại sợi; Hạn chế dư lượng độc hại trong sợi; Giảm ô nhiễm không khí trong quá trình xử lý sợi; Giảm ô nhiễm nước trong quá trình xử lý sợi; Hạn chế sử dụng các chất có hại cho môi trường (cụ thể là môi trường nước) và sức khỏe; Hiệu suất và độ bền.

“Made in Green” là một chứng nhận dành riêng cho ngành dệt may bao hàm các khía cạnh sức khỏe, xã hội và tác động môi trường. Nó được sử dụng chủ yếu ở Tây Ban Nha nhưng cũng có ở Bỉ và Vương quốc Anh. Giấy chứng nhận dành cho công ty phải gia hạn hàng năm. Quy trình này không chỉ liên quan đến công ty yêu cầu cấp chứng nhận mà còn phải xác nhận tất cả các nhà cung cấp ở mọi nơi.

Sáng kiến Tiêu chuẩn hàng dệt may hữu cơ toàn cầu (GOTS) xây dựng trên cơ sở định nghĩa về sản phẩm hữu cơ được nêu trong luật ở Hoa Kỳ và EU. Tại châu Âu, lĩnh vực này được điều chỉnh bởi chính quy định của châu Âu về sản xuất hữu cơ và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ (EC/834/2007). Quy định này đề ra các tiêu chuẩn đối với sản phẩm nông nghiệp được coi là hữu cơ. Những sản phẩm này được định nghĩa là sản phẩm đến từ hoặc liên quan đến sản xuất hữu cơ.

Da: Trong số các nhãn sinh thái loại I, Thiên thần xanh của Đức có vẻ quan trọng nhất, mặc dù nó mới chỉ áp dụng đối với da bọc. Trọng tâm của Thiên thần xanh là tác động tới sức khỏe và môi trường của toàn bộ vòng đời sản phẩm. Nhãn gắn cho các sản phẩm: Không có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người trong môi trường sống/ không gian trong nhà do phát thải thấp; Đã được kiểm tra chất crom VI và chất bảo quản; được sản xuất theo phương thức thân thiện với môi trường - nhất là về tiêu chí tiêu thụ nước và nước thải.

Thiên nga Bắc Âu gồm các yêu cầu đối với sản phẩm da được quy định trong cùng văn bản quy định việc ghi nhãn của dệt may. Để được cấp phép sử dụng Nhãn sinh thái Bắc Âu đối với sản phẩm da, phải đáp ứng các yêu cầu ghi nhãn sau (trích từ văn bản quy định áp dụng): Da và thu.

Crom (VI) Nồng độ trung bình của Crom (VI) trên da thành phẩm không được vượt quá 3 ppm. Asen, catmi và chì Nồng độ không còn dư asen, catmi và chì phải được thể hiện trong sản phẩm cuối cùng.

Giày: Nhãn sinh thái EU và Thiên thần xanh của Đức đã xây dựng bộ tiêu chí đối với giày trong khi nhãn Thiên nga Bắc Âu chưa có tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất giầy. Sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của Nhãn sinh thái EU là: “Mọi sản phẩm may được thiết kế để bảo vệ hoặc che chân, có gắn với đế và dùng để tiếp xúc với mặt đất. Giày không được mang bất kỳ cấu phần điện hoặc điện tử nào. Trong một số trường hợp, các tiêu chí ngành giày cũng liên quan đến quy trình sản xuất (cụ thể như phát thải từ vật liệu sản xuất). Ngoài ra, còn liên quan đến việc sử dụng các vật liệu và chất nhất định, cũng như liên quan đến thành phẩm. Các tiêu chí này đặc biệt nhằm: Hạn chế mức độ dư lượng độc hại và phát thải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi; Khuyến khích sản phẩm bền hơn.


Thanh Hà