Nhận thức về khoảng cách giữa nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin (IT) tại Việt Nam

TS. HỒ ĐIỆP (Giảng viên đại học Khoa Tài chính - Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) và TRẦN DUY KHIÊM (Trợ lý nghiên cứu, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí M

TÓM TẮT:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ lệ thất bại của khối doanh nghiệp này lại đang tăng lên theo từng năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt về nguồn vốn. Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital, VC) và đầu tư cổ phần tư nhân (Private Equity, PE) chính là mảnh ghép còn thiếu cần được đẩy mạnh hơn nữa tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Với kết quả tìm được từ bài nghiên cứu, doanh nghiệp (bên cung) và quỹ đầu tư (bên cầu) sẽ có thể hiểu rõ nhau hơn và nhận thức được những rào cản đang ngăn cách cả hai, đó làvề tài chính, kiến thức, sự đồng cảm và rào cản cụ thể ở Việt Nam.

Từ khóa: Ngành Công nghệ thông tin (IT), quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư cổ phần tư nhân, rào cản, doanh nghiệp.

1. Đặt vấn đề

Vào năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho ra đời chính sách “Đổi mới” nhằm thiết lập một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa toàn diện. Việt Nam dần dần tự do hóa và quốc tế hóa việc tham gia vào nền kinh tế nội địa, trong khi vẫn giữ vững kế hoạch tập trung và kiểm soát nguồn vốn. Những cải cách kinh tế này đã mang lại cho Việt Nam mức tăng trưởng đạt hơn bảy phần trăm (7%) so với mức trung bình hằng năm kể từ những năm 1990, sánh ngang với những liên minh trên thế giới từng đạt mốc tăng trưởng vượt bậc trong lịch sử như Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo truyền thống, từ trước đến nay, Việt Nam luôn tập trung xây dựng năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp. Việt Nam tự hào khi đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt điều, đứng thứ hai thế giới trong xuất khẩu gạo và cà phê và đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cao su. Năm 2015, Việt Nam cũng đã ký ba hiệp định thương mại khu vực bao gồm: (i) Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), (ii) Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu (EVFTA), (iii) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (VEFTA); bên cạnh hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương Việt Nam - Hàn Quốc; và tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Những ký kết này đã góp phần giúp cho các sản phẩm thương hiệu Việt có được lợi thế về chi phí sản xuất (nhờ vào ưu đãi trong tiếp cận thị trường), áp đảo các mặt hàng xuất khẩu từ các quốc gia không là thành viên của Hiệp định Tự do thương mại. Điều đáng mong đợi nhất ở đây, chính là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ tìm được vị thế tốt hơn trong việc mở rộng thị trường và tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, dù được mong đợi với tiềm năng tăng trưởng mạnh, không phải mọi phân ngành đều sẽ được hưởng lợi ích tương tự như nhau.

Ngành Công nghệ thông tin (IT) được công nhận rộng rãi trên toàn cầu với tính năng động, đột phá, luôn cải tiến và linh hoạt. Tuy vậy, dù cho ngành IT trong nước đã thu hút được sự chú ý từ quốc tế nhưng chính sự thiếu hụt trong việc tiếp cận nguồn tài chính lại gây cản trở cho sự phát triển của ngành này. Nhìn chung, các công ty IT Việt Nam có nguồn tài sản (hữu hình) thế chấp hạn chế; một số vẫn chưa thu được lợi nhuận, đã tạo sự không chắc chắn cho giới hạn tương lai của ngành IT trong việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng truyền thống. Vì vậy, các công ty IT Việt Nam không thể nhận được đầu tư, điều mà làm giảm khả năng cho tất cả những vấn đề sau: cải thiện năng suất, tăng tính cạnh tranh, đẩy mạnh sự cải tiến, tạo việc làm và đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Hình thức trợ giúp của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) và quỹ đầu tư cổ phần tư nhân (PE) có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua các trở ngại về nguồn vốn. Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư mạo hiểm nhỏ nhất ở châu Á và sự tăng trưởng chậm này thường được giải thích như là một hệ quả của việc kiểm soát ngành tài chính của nhà nước trong quá khứ, sự hạn chế trong việc gọi đầu tư từ nước ngoài, các chính sách hạn chế ngành công nghiệp, yêu cầu báo cáo của công ty tư nhân không đầy đủ và sự thiếu một khuôn khổ pháp lý giành riêng cho VC.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu này tập trung mô tả những rào cản giữa các quỹ VC & PE và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành IT Việt Nam bằng việc sử dụng nguồn thông tin sơ cấp từ các buổi phỏng vấn với 17 quỹ đầu tư (VC, PE và các quỹ từ chính phủ) và 12 doanh nghiệp IT ở thành phố Hồ Chí Minh từ giữa tháng 1/2013 và tháng 5/2014. Bài báo cũng sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, bao gồm các nguồn tin tức địa phương, báo cáo và thông cáo của chính phủ cũng như những tài liệu học thuật khác.

3. Kết quả và diễn giải phân tích kết quả

Có bốn trở ngại lớn bao gồm tài chính, kiến thức, sự đồng cảm và những vấn để cụ thể ở Việt Nam đã được chỉ ra như là những rào cản giữa quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital,VC) và quỹ đầu tư góp vốn tư nhân (Private Equity, PE) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT SMEs) ở Việt Nam.

a) Rào cản tài chính

Theo quan điểm của các quỹ đầu tư VC&PE, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước không chỉ không đủ chất lượng đáp ứng các chính sách, tiêu chí đầu tư mà cũng không phù hợp với chiến lược đầu tư của họ. Đa số các quỹ xác nhận rằng mô hình kinh doanh nhỏ của các công ty IT ở Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư từ họ. Hơn hết, các quỹ PE thường mong đợi tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) vào khoảng 20 đến 25 phần trăm, trong khi các quỹ VC yêu cầu đạt mức 60 đến 70 phần trăm.

Nhìn chung, các bản quyền, bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ, nhóm nhân sự chủ lực, cùng với hướng nghiên cứu và phát triển là những tài sản vô hình cốt yếu của một công ty IT. Tuy nhiên, những nhà đầu tư thì không bao gồm những tài sản này trong việc định giá doanh nghiệp truyền thống. Đa phần những ý kiến không đồng tình đến từ sự khác biệt trong cách định giá như một nhà đầu tư có chuyên môn về kinh doanh IT hay tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia IT, dẫn đến việc đánh mất nhiều cơ hội đầu tư.

Các công ty trong nước cũng thường thiếu minh bạch bởi vì họ luôn cố giấu hoặc cung cấp thông tin không đúng về các hoạt động kinh doanh của họ. Bên cạnh sự thiếu thông tin và kỹ năng báo cáo nghèo nàn, 9/12 công ty còn giữ đến hai, thậm chí là ba bộ hồ sơ kế toán và không mấy doanh nghiệp làm việc với bên kiểm toán viên độc lập hay tuân thủ những chuẩn mực kế toán. Chỉ có ba công ty sửdụng cùng một bộ hồ sơ kế toán để phục vụ cho mọi mục đích, dù là để quản lý nội bộ, nộp cho nhà đầu tư hay báo cáo thuế. Các quỹ đều có một quy trình thẩm định cơ hội đầu tư nhằm đánh giá bản kế hoạch kinh doanh và nhóm quản lý của công ty và một quỹ trong số đó đã nhận xét về sự thiếu hụt tài năng cũng như kinh nghiệm của các nhóm quản lý, đội ngũ vận hành ở Việt Nam. Cụ thể hơn, đa số các chủ sở hữu doanh nghiệp không thể phân chia thời gian hay nguồn lực cho một bản kế hoạch đầu tư lâu dài (từ 3 đến 5 năm) mà thường được yêu cầu bởi các nhà đầu tư.

b) Rào cản kiến thức

Chỉ 4/12 công ty được phỏng vấn hiểu rõ về tài chính và có kiến thức đầy đủ về quy trình gọi vốn. Kết quả là sự thiếu hụt thông tin đã tạo nên một khoảng cách lớn về kiến thức ở Việt Nam.

Khi giải thích quy trình gọi vốn cho các doanh nghiệp IT vừa và nhỏ, đa phần đồng ý rằng thời hạn kéo dài để gọi được vốn từ quỹ đầu tư VC&PE ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định của họ dẫn đến việc chọn một nguồn tài chính thay thế khác. Họ cũng cho rằng, họ không có đủ nguồn lực và tiềm lực kinh tế để đáp ứng quá nhiều những yêu cầu thẩm định phức tạp, bao gồm cả việc chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh.

Về phía các quỹ đầu tư VC&PE, vẫn còn nhiều quỹ chưa quen thuộc với các công ty trong ngành IT. Đa số doanh nghiệp IT vừa và nhỏ ở Việt Nam lạigiữ nhiều hơn một bộ hồ sơ kế toán cho các mục đích khác nhau như trình bày ở trên. Chính sự thiếu minh bạch và thiếu chắc chắn này đã khiến cho một số quỹ đầu tư không thể chỉ dựa vào bản thân doanh nghiệp để đặt lòng tin, dù cho một số doanh nghiệp đã cung cấp các bảng báo cáo tài chính không hợp thức, hợp đồng bán hàng hoặc thậm chí để các quỹ tự thẩm định lại thông tin cung cấp bởi các doanh nghiệp này.

Trong việc báo cáo tài chính, khi được hỏi làm thế nào để họ tạo một bộ hồ sơ (thuyết trình, kế hoạch kinh doanh và dự phóng tài chính) có sức thu hút với nhà đầu tư, đa phần các chủ sở hữu doanh nghiệp nói rằng họ không biết làm thế nào.

Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện của Việt Nam cũng đã làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ lo lắng hơn về sự thiếu hụt thông tin và nguy cơ các quỹ đầu tư chiếm lợi thế thông qua những bản hợp đồng phức tạp, bởi họ cho rằng các quỹ đầu tư VC&PE lớn hơn nên có nhiều hơn về kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế và luật sư để hỗ trợ.

Sự thiếu kinh nghiệm về phân tích đánh giá trong ngành IT của các quỹ đầu tư VC&PE, cùng với kỹ năng lên kế hoạch, thuyết trình và thuyết phục còn kém của các chủ công ty IT đã góp phần tạo ra sự cách biệt đáng kể về kiến thức.

c) Rào cản sự tương đồng/đồng cảm

9/12 công ty nói rằng, họ ưu tiên tìm đến nguồn tài chính từ ngân hàng, nhà đầu tư thiên thần, gia đình và bạn bè hơn. Ngoài ra, những yêu cầu và thủ tục giao dịch phức tạp cũng góp phần hình thành nên thái độ tiêu cực về việc tận dụng nguồn vốn từ quỹ đầu tư VC&PE. Mặt khác, bốn đại diện của các quỹ được phỏng vấn lại cho rằng, đa số doanh nghiệp tìm đến họ không đủ tiêu chuẩn và vô tình, nhìn chung các quỹ cũng có thái độ tiêu cực về các doanh nghiệp này.

Sự thiếu minh bạch về thông tin góp phần gây nên sự thiếu tin tưởng. Cũng như một quỹ đầu tư đã lưu ý rằng - nếu một doanh nghiệp IT vừa và nhỏ có thể gian lận được các cơ quan thuế, họ cũng có thể gian lận với nhà đầu tư. Khẳng định việc hợp tác nên được dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng các chủ doanh nghiệp nghĩ rằng các quỹ đầu tư luôn muốn tận dụng những điều khoản phức tạp đặt lên các hợp đồng để bảo về việc đầu tư của họ, đòi hỏi một vị trí trong ban lãnh đạo, hay yêu cầu các báo cáo thẩm định độc lập từng quý.

Theo quan điểm của các doanh nghiệp IT vừa và nhỏ, họ lo lắng rằng các quỹ đầu tư VC&PE có thể dành quyền kiểm soát công ty của họ. Ngược lại, các quỹ lại cho rằng, suy nghĩ này là một sự suy nghĩ lệch lạc, bởi tạo ra giá trị tối đa cho doanh nghiệp mới là mục tiêu chính và việc giành kiểm soát không phải là nhân tố quan trọng trong quyết định đầu tư của họ.

Bốn quỹ đầu tư đồng ý rằng, nhóm quản lý của doanh nghiệp vừa và nhỏ có càng nhiều kiến thức nền, thì thái độ của họ đối với quỹ đầu tư VC&PE càng tích cực hơn. Vì vậy, sự thiếu kiến thức về doanh nghiệp IT của VC&PE, hoặc ngược lại, sẽ góp phần cho sự cách biệt về việc đồng cảm lớn hơn.

d) Rào cản cụ thể ở Việt Nam

Một số quỹ đầu tư bình luận rằng, đa số doanh nghiệp Việt Nam chỉ cố làm bản sao hoặc sao chép ý tưởng của một sản phẩm đã có ở quốc gia khác. Đến sau cùng, Việt Nam vẫn chỉ là một thị trường chưa trưởng thành so với Thái Lan hay Singapore và sẽ mãi không thỏa mãn các điều kiện tiên quyết trong đầu tư vềmặt khác biệt và có cải tiến vượt bậc .

Khuôn khổ pháp lý được cho là một rào cản lớn khác bởi luật về chính sách quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền vẫn chưa đủ chặt chẽ, dẫn đến tỉ lệ đánh cắp phần mềm ở mức khá cao. Luật Lao động Việt Nam cũng gây khó khăn cho các quỹ đầu tư VC&PE trong việc tìm kiếm nguồn nhân sự có kinh nghiệm.

Thêm vào đó, thuế tăng vốn cao (capital gain tax) và các chính sách thuế không ổn định của Việt Nam đã góp phần nới rộng sự cách biệt này.

4. Đề xuất về chính sách

Bốn rào cản trên đây là những vấn đề đặc biệt đáng quan tâm cho những nhà hoạch định chính sách, bởi ngành IT là một ngành có phần đóng góp đáng kể cho sự lớn mạnh và phát triển kinh tếcủa Việt Nam. Bằng việc soạn thảo các điều lệ mới nhằm giảm thiểu những yêu cầu trong việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm và những hạn chế trong quan hệ ngoại thương, các nhà hoạch định chính sách sẽ có thể tạo thêm bước tiến thúc đẩy nhiều sự đầu tư dưới hình thức VC&PE ở Việt Nam hơn. Mặt khác, những nhà đầu tư cũng phải tham gia tìm hướng loại bỏ các rào cản này thông qua việc huấn luyện và giáo dục.

5. Kết luận

Ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất ở Việt Nam, nhưng nhiều công ty IT trong nước vẫn chỉ ở giai đoạn đầu và thiếu vốn. Quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư cổ phần tư nhân (VC&PE) là một nguồn vốn tiềm năng để các doanh nghiệp IT gọi vốn bởi không chỉ mang lại sự hỗ trợ về tài chính, mà còn giúp doanh nghiệp định hướng trong việc lên kế hoạch chiến lược, tuyển dụng nhân sự và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, bốn rào cản kể trên đã gây trở ngại cho nhiều cơ hội đầu tư. Thông qua sự nhận thức này, các đề xuất dành cho doanh nghiệp IT, quỹ đầu tư VC&PE và Nhà nước cần được lưu ý và triển khai để thị trường đầu tư tại Việt Nam được phát triển và bền vững hơn trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. OECD. (2011) "OECD Review of Innovation in Southeast Asia: Country Profile of Innovation: Vietnam", OECD Directorate for Science, Technology and Industry.

2. Groh, A., Liechtenstein, H., Lieser, K. (2012), The Global Venture capital and Private Equity Country Attractiveness Index 2011 annual.

ACKNOWLEDGING THE GAP BETWEEN VENTURE

CAPITALISTS AND IT FIRMS IN VIETNAM

PhD. HO DIEP

University lecturer Faculty of Finance

 International University - Vietnam National University Ho Chi Minh City

TRAN DUY KHIEM

Research assistant

International University - Vietnam National University Ho Chi Minh City

VO HOANG LOAN ANH

Research assistant

International University - Vietnam National University Ho Chi Minh City

ABSTRACT:

Small and medium-sized enterprises (SMEs) play an important role in the Vietnamese and global economies. However, in recent years, the failure rate of this sector has been increasing drastically, caused by capital shortage. Venture Capital (VC) and Private Equity (PE) are key pieces to further strengthen Vietnam's small and medium enterprises. With the findings of the study, firms (supply side) and investment funds (demand side) will be able to better understand and recognize the barriers that are separating them from finance, knowledge, and specific obstacles in Vietnam.

Keywords: Information Technology (IT), venture capital funds, private equity funds, barriers, businesses.

Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 06 tháng 05/2017 tại đây