Thị trường khu vực ASEAN hiện có nhu cầu tiêu thụ rau quả rất lớn. Tận dụng cơ hội này, Việt Nam đang đẩy mạnh XK mặt hàng rau quả sang thị trường khu vực ASEAN. Riêng tháng 7/2010, kim ngạch XK rau quả sang thị trường này đạt 4,4 triệu USD, nâng tổng kim ngạch trong 7 tháng năm 2010 lên 38,3 triệu USD, tăng 59,6% so cùng kỳ năm 2009.

Do nằm trong cùng một khu vực có vị trí địa lý, khí hậu giống nhau, nên các chủng loại rau hoa quả của các nước trong khu vực khá đồng nhất. Trong số 11 nước thành viên, chỉ có Singapore và Malaysia có nhu cầu tương đối với các loại rau quả, đặc biệt là rau quả tươi. Tuy nhiêm, kim ngạch XK nhóm mặt hàng này trong thời gian qua còn khá khiêm tốn. Để đẩy mạnh XK các sản phẩm rau quả, cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng, đặc biệt là khâu vận chuyển, bảo quản, tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, xúc tiến thương mại…

Kể từ khi trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, quan hệ thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc khối ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với dân số gần 600 triệu người (2009) và đang tăng nhanh, ASEAN là một khu vực tiêu thụ tiềm năng các sản phẩm rau hoa quả của Việt Nam. Trên thực tế, kim ngạch XK mặt hàng này sang các nước ASEAN tăng rất mạnh qua các năm và dự báo tiếp tục tăng trong tương lai.

Cơ cấu XK rau hoa quả của Việt Nam sang thị trường ASEAN: Trong 6 tháng đầu năm, Indonexia là thị trường NK lớn nhất rau hoa quả của Việt Nam trong khối ASEAn, đạt kim ngạch 9,7 triệu USD, chiếm 28,7% tổng kim ngạch, tăng 60,5% so cùng kỳ năm 2009. Trong số 7 thị trường XK rau hoa quả của Việt Nam duy nhất chỉ có Philippin là có kim ngạch giảm so cùng kỳ năm 2009. Theo số liệu thống kê, kim ngạch NK của thị trường này đạt hơn 1 triệu USD, chiếm 3% tổng kim ngạch, giảm 49,3% so cùng kỳ năm 2009.

Trong 6 tháng đầu năm, XK sang Lào đạt 3,6 triệu USD, chỉ chiếm 10,7% tổng kim ngạch XK rau hoa quả của Việt Nam nhưng tăng tới gần 1,8 lần so cùng kỳ 2009. ngoài ra, XK rau hoa quả của Việt Nam tới một số thị trường khác như Singapore, Malaysia, Thái Lan… cũng đạt kim ngạch tốt.

Hiện nay, số lượng mặt hàng rau hoa quả XK tới thị trường ASEAN khá ổn định, tuy nhiên cơ cấu chủng loại XK có sự thay đổi so với năm 2009. Trong đó, XK nhóm mặt hàng củ các loại vươn lên dẫn đầu về kim ngạch đạt 14,8 triệu USD, chiếm 43,6% tổng kim ngạch XK rau hoa quả của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2, tăng 108,8% so cùng kỳ 2009 năm 2010 đạt 10,8 triệu USD. Mặc dù giảm về tỷ trọng trong cơ cấu XK rau hoa quả từ 3,59% (2009) xuống 3,2% (2010) nhưng kim ngạch XK nhóm trái cây vẫn tăng 41,2% so cùng kỳ năm 2009.

Tiếp đến, nhóm mặt hàng rau đạt 4,9 triệu USD, chiếm 14,5% tổng kim ngạch, tăng 61,5% so cùng kỳ năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch XK nhóm mặt hàng rau hoa quả chế biến (đóng hộp, đóng lon) giảm đáng kể với 56% xuống chỉ còn 1,2 triệu USD.

Về sản phẩm củ các loại: Hầu hết các mặt hàng củ XK đều tăng mạnh về kim ngạch. Trong đó, hành, khoai, tỏi vẫn là 3 mặt hàng củ XK chủ lực trong 6 tháng đầu năm 2010. Tổng kim ngạch XK 3 mặt hàng này đạt 14,5 triệu USD tăng 112,9T so cùng kỳ năm 2009. Trong đó, kim ngạch XK hành đạt cao nhất với hơn 7,9 triệu USD, tăng 59,8%; tỏi đạt 4,7 triệu USD, tăng 16,7 lần; khoai các loại đạt 1,8 triệu USD, tăng 19,1% so cùng kỳ năm 2009. Mặc dù chỉ đạt kim ngạch XK với 24,9 nghìn USD nhưng mặt hàng nghệ đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong 6 tháng đầu năm 2010 với gần 24 lần so cùng kỳ 2009.

Mặt hàng trái cây: Thanh long tươi, dừa và các chế phẩm từ dừa vẫn là những mặt hàng XK đạt kim ngạch cao trong thời gian qua. Trong đó, kim ngạch XK thanh long tươi đạt hơn 8 triệu USD, tăng 43,9% so cùng kỳ năm 2009. Ngược lại, XK dừa và các chế phẩm từ dừa lại giảm do nguồn cung hạn chế, đạt 1,1 triệu USD, giảm 13,4% so cùng kỳ năm 2009.

Dứa và xoài là 2 mặt hàng XK có kim ngạch tăng rất mạnh so cùng kỳ năm 2009. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch XK dứa đạt 207,5 nghìn USD, tăng 17,2 lần; xoài đạt 83,6 nghìn USD, tăng 15,3 lần. ngược lại, kim ngạch XK bưởi các loại giảm mnhj tới hơn 97%, xuống còn 532 USD; tắc đạt 12,2 nghìn USD, giảm 86,4%; chuối đạt 15,8 nghìn USD, giảm 54,3%... 6 tháng đầu năm 2010, chủng loại trái cây XK đã dạng hơn nhờ sự góp mặt của một số loại trái cây như chôm chôm, lựu, nho và vải tươi.

Giá XK thanh long tươi trung bình sang ASEAN 6 tháng đầu năm 2010 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2009. Theo thống kê, giá XK trung bình thanh long sang ASEAN đạt 0,5 USD/kg, giảm 01, USD/kg tương đương giảm 24,6% so cùng kỳ. Giá thanh long XK trong tháng 7/2010 có thể sẽ còn giảm nhẹ do hiện nay đang vào chính vụ.

Mặt hàng rau: Trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam XK khoảng 14 mặt hàng rau các loại sang các thị trường ASEAN. Trong đó, ớt là mặt hàng đạt kim ngạch XK lớn nhất với hơn 3,7 triệu USD, tăng 88,9% so cùng kỳ năm 2009. Tiếp đến là mặt hàng bí các loại (bí xanh và bí đỏ) đạt 385 nghìn USD, tăng rất mạnh với 344,6%; cải các loại đạt 352,3 nghìn USD, tăng 34,5%... Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch XK súp lơ tươi tăng trưởng khá “ấn tượng” đạt 18,8 nghìn USD, tăng 34 lần, ngược lại kim ngạch XK đậu Hà Lan giảm mạnh 82,9% chỉ đạt 85 nghìn USD.

  • Tags: