Chè là thức uống lâu đời, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã quen dùng. Do đặc điểm cây cho sản phẩm "búp chè", thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải cần nhiều chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã xác định trung bình để đạt 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo)..... Như vậy, cây chè cần các chất đa lượng gồm đạm (N) cao gấp 2 lần lân (P2O5) và gần 3 lần kali (K2O), đồng thời còn cần các chất dinh dưỡng trung lượng như Mg, Ca, vi lượng Fe, Mn, Zn, Cu, B…
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Phú Thọ hiện đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về sản lượng chè trong số các tỉnh sản xuất chè của cả nước. Năm 2016, diện tích trồng chè của tỉnh là 16,7 nghìn ha, trong đó có 15,6 nghìn ha diện tích chè cho sản phẩm.
Tuy nhiên, đất trồng chè ở Phú Thọ đại bộ phận là đất dốc, tầng đất canh tác mỏng 50- 70cm. Mùa mưa đất đai bị rửa trôi, xói mòn, mùa khô cây chè gặp hạn trầm trọng. Do vậy, để thâm canh chè tốt, ngoài việc sử dụng phân hữu cơ rất cần các loại phân vô cơ, phân khoáng tự nhiên vừa đảm bảo cung cấp đày đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng và trung vi lượng; vừa đảm bảo phân chậm tan hoặc không tan trong nước nhằm hạn chế thất thoát do địa hình.
Theo các kết quả điều tra khoa học gần đây, đất trồng chè hiện nay ở Phú Thọ có phản ứng chua rất cao PH<4 vượt ngưỡng yêu cầu của cây chè rất nhiều;, thực tế cây chè chỉ cần độ PH từ 4,5-5,5. Mặt khác, hàm lượng mùn trong đất cũng nghèo kiệt làm cho đất trở nên chai cứng, phá vỡ kết cấu đất, giảm độ xốp. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng thiếu hụt rất trầm trọng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, mo líp đen, côban… mà nhiều thập kỷ qua ít được bổ sung cho đất.
Tính ưu việt nhất của phân nung chảy Văn Điển là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân dễ tiêu và các dinh dưỡng trung – vi lượng dễ tiêu như Mg,Si, Ca, nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…chiếm trên 96%; phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi; cung cấp dưỡng chất cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển; nếu bón nhiều hơn nhu cầu của cây trồng, phân bón sẽ được lưu giữ lại trong đất cho các vụ sau. Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng; giàu chất kiềm và kiềm thổ nên phân bón này có tác dụng bồi dục đất và cải tạo lý hóa tính đất, tăng độ tơi xốp cho đất. Trong quá trình sản xuất phân nung chảy Văn Điển, không sử dụng hoá chất, không để chất thải gây ngộ độc môi trường; thành phần giàu dinh dưỡng trung –vi lượng giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận nên được mệnh danh là loại phân bón thân thiện môi trường.
Kết hợp với các chất đạm, kaly và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK thích hợp cho từng loại cây trồng trên từng chân đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoan sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Để thâm canh chè Phú Thọ, ta dùng phân lân nung chảy và các phân ĐYT NPK công thức 5:10:3 16.8.8 ,16.8.4, 22:5:11…. với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên trên 60%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn... rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có.
Vào những năm 1990, tỉnh Phú Thọ xây dựng hai công ty chè liên doanh với nước ngoài là Công ty chè Phú Đa và Công ty chè Phú Bền. Qua phân tích hóa lý tính đất trồng chè Phú Thọ và nhu cầu dinh dưỡng của cây chè; các chuyên gia Ấn Độ đã lựa chọn phân bón Văn Điển. Vì vậy, từ lâu 2 công ty này đã sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho chè. Đó cũng là yếu tố cơ bản tạo năng suất chè của 2 công ty này cao gấp 3 lần năng suất chè trung bình của tỉnh.
Trong 2 năm 2011 - 2012, Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành thực nghiệm “Nghiên cứu tác dụng của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho chè SXKD tại Phú Hộ - Phú Thọ” cho kết quả rất tốt, không chỉ cho năng suât, chất lượng cao hơn mà còn giảm chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm. Hiện nay phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển được nhiều đơn vị như: Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc, Công ty Chè Phú Đa, Phú Bền (Phú Thọ)… sử dụng như một giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho cây chè. Ông Nguyễn Văn Liệu – Tổng Giám đốc Công ty Chè Phú Đa nhận xét: Phân Văn Điển giúp cho cây chè khỏe mạnh, cân đối, lá dày mỡ, búp nhiều nên đạt năng suất cao. Nhất là trong phân có các chất trung và vi lượng góp phần tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất thuận, hạn chế sâu bệnh và nâng cao chất lượng chè. Vì tiêu chuẩn chất lượng và sản xuất phát triển bền vững là tiêu chí công ty đặt lên hàng đầu”.
Tuy nhiên còn trên 10.000ha chè được sản xuất tại các huyện trong tỉnh, nhiều nơi bà con nông dân vẫn chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng; thường dùng các loại phân gốc chua và tan nhanh như ure, lân super… Nhiều nông dân rất thích loại phân nào giúp cây chè xanh tốt ngay nên chọn đạm là phân bón chủ lực cho cây chè. Với 7 – 8 lứa hái búp chè trong năm cũng là 7 – 8 lần bón đạm. Hơn nữa bà con thường bón phân theo trời mưa, rải phân ngay trên mặt luống chè. Việc bón phân như vậy vừa gây lãng phí lớn do quá trình sói mòn, rửa trôi, vừa gây chua và phá kết cấu đất mà năng suất chè vẫn chưa cao, trái lại sâu bệnh bùng phát, nguy cơ ngộ độc môi trường rất lớn do dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng chè giảm sút, kéo năng suất chè toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 6 tấn/ha.
Gần đây, Sở NN&PTNT Phú Thọ chỉ đạo TT Khuyến nông tỉnh triển khai nhiều mô hình sử dụng phân bón Văn Điển, loại đa yếu tố NPK chuyên dùng cho chè. Cụ thể, năm 2015 triển khai mô hình 3ha tại xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba và mô hình 3ha tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn; năm 2016 triển khai mô hình bón phân chuyên dùng cho chè kinh doanh với giống PH1 tại xã Ngọc Lập (Yên Lập) và xã Ca Đình (Đoan Hùng).
Kết quả, mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển cho sản phẩm chè đanh búp, ngoại hình của các mẫu chè có thoáng tuyết, chè có màu xanh lá gừng không xanh đậm như bón phân truyền thống, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, số lần phun thuốc giảm so với lô đối chứng 3 lần. Sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển cho chè năng suất đạt trên 18 tấn/ha, khi sao chè chỉ tốn khoảng 4 - 4,25 kg búp tươi để được 1 kg chè khô, trong khi chè canh tác theo truyền thống phải 5 kg búp tươi mới cho 1 kg chè khô
Tuy chưa tính được tác dụng cải tạo và bồi dục đất trồng chè khi bón phân ĐYT NPK Văn Điển, song giảm phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh là đã bảo vệ mội trường sinh thái, đồng thời giảm công lao động mà hiệu quả kinh tế tăng trên 13 triệu đồng mỗi ha chè.
Từ kết quả các mô hình và thực tế đồi nương chè những năm qua, nhân dân các xã trong tỉnh tin tưởng lựa chọn phân bón Văn Điển cho cây chè. Hiện nay hầu hết các diện tích chè Phú Thọ đã sử dụng phân bón Văn Điển, thậm chí nhiều địa phương đã xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Song hành cùng việc gia tăng đầu tư phân bón Văn Điển, năng suất và chất lượng chè phú Thọ ngày một tăng. 2 Công ty chè Phú Đa và Phú Bền cho năng suất bình quân đạt 15-17 tấn búp tươi/ha, nhiều diện tích đạt trên 30 tấn/ha. Sản xuất chè trong tỉnh tăng năng suất bình quân đạt trên 10 tấn /ha, chất lượng cũng cao hơn.