Phân tích các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYỆT - THS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUYÊN - THS. LÊ QUANG HUỀ (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Chia sẻ tri thức là một trong ba hoạt động quan trọng của quản trị trị thức, nó không chỉ giúp tổ chức có lợi thế cạnh tranh mà giúp tổ chức ngày càng thành công hơn. Bài viết thực hiện phân tích dữ liệu của 316 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức. Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu các tiền tố của hành vi chia sẻ tri thức, bao gồm: (1) Công nghệ thông tin, (2) Niềm tin vào tri thức bản thân, (3) Cơ chế khuyến khích, khen thưởng và (4) Làm việc nhóm. Kết quả cho thấy, tất cả các yếu tố được đề cập đều có tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên, tuy nhiên mức độ tác động là khác nhau. Trong đó, niềm tin vào tri thức bản thân là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất, kế tiếp là yếu tố làm việc nhóm và cơ chế khuyến khích, khen thưởng. Dựa trên kết quả phân tích, chúng tôi đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên.

Từ khóa: chia sẻ tri thức, nhân tố tác động chia sẻ tri thức trong sinh viên, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Đặt vấn đề

Sinh viên là thế hệ tương lai trở thành lực lượng lao động cốt lõi trong giới tri thức góp phần phát triển tổ chức, đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ sinh viên ngày nay bị ảnh hưởng của môi trường xã hội và sự phát triển bùng nổ của thông tin di động bị phụ thuộc quá nhiều vào di động có kết nối internet - thế giới trong tầm tay mà việc lĩnh hội tri thức tương tác trực tiếp giữa người với người ngày càng bị thu hẹp. Chính điều này càng tạo nên tư tưởng biết tất cả nhưng không vận hành được, vì vậy, việc thúc đẩy chia sẻ tri thức trong sinh viên là hoạt động cần thiết, nhằm có những giải pháp giúp sinh viên học tốt và có kết quả vận hành thực tiễn tốt hơn (Chong, Teh, & Tan, 2014; Majid & Chitra, 2013; Ong và cộng sự, 2011).

Tổng quan lý thuyết về chủ đề chia sẻ tri thức cho thấy phần lớn các nghiên cứu thực hiện cho tổ chức kinh tế và một phần cho các tổ chức phi lợi nhuận như trường đại học. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện ở nước ngoài có điều kiện rất khác với Việt Nam (Zaqout & Abbas, 2012; Ong và cộng sự, 2011). Hơn nữa, một số nghiên cứu về chia sẻ tri thức trong trường đại học chủ yếu thực hiện với đối tượng là giảng viên và nhân viên mà rất ít nghiên cứu về sự chia sẻ tri thức trong sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ tri thức trong sinh viên; từ đó có những giải pháp đề xuất thúc đẩy sự chia sẻ tri thức trong sinh viên nhằm giúp sinh viên hoàn thiện bản thân nhiều hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức và phát triển bản thân.

2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

Lý thuyết nền giải thích chia sẻ tri thức: Nhằm giải thích cho hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên, nghiên cứu này áp dụng lý thuyết nền là lý thuyết trao đổi xã hội. Lý thuyết trao đổi xã hội do Homans (1958) khởi xướng, ông cho rằng hành vi chia sẻ tri thức cũng như các kết quả, lợi ích mong đợi của con người đều nằm trong mối quan hệ với môi trường và sự kết nối giữa người với người. Theo đó, sự giao tiếp, trao đổi trong các mối quan hệ về một vấn đề nào đó đều dựa trên lợi ích và chi phí có thể xảy ra trong quá trình trao đổi, trong đó các đối tượng đều n lực cố gắng đạt được lợi ích nhiều nhất với chi phí thấp nhất có thể. Cụ thể, lý thuyết xã hội giải thích các cá nhân thực hiện hành vi chia sẻ tri thức dựa trên những lợi ích kỳ vọng với việc không phát sinh chi phí cho bản thân hoặc chi phí này không đáng kể so với những lợi ích kỳ vọng - lợi ích kỳ vọng có thể bằng vật chất hoặc phi vật chất, thậm chí hành vi chia sẻ tri thức thực hiện chỉ vì niềm tin tích cực về một cộng đồng tích cực.

Khái niệm nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu: Tri thức là một khái niệm phức tạp và chưa có sự thống nhất, tùy theo điều kiện nghiên cứu mà có nhiều định nghĩa khác nhau. Có nhiều nghiên cứu đề cập đến các yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các cá nhân trong tập thể (Al-Ammary, 2008; Chatzoglou & Vraimaki, 2009; Ismail Al-Alawi và cộng sự, 2007; Tan và cộng sự, 2010).

Các nhân tố mang tính điều hướng có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức chủ yếu được đề cập là: (1) Sự ủng hộ của lãnh đạo, (2) Công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, (3) Văn hóa của tổ chức, (4) Chế độ động viên, khen thưởng, (5) Niềm tin vào tri thức chung, (6) Giao tiếp với đồng nghiệp, (7) Sự gắn kết và (8) Làm việc nhóm, (9) Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn (Mat và cộng sự, 2016; Tan và cộng sự, 2010; Chatzoglou & Vraimaki, 2009; Al-Ammary, 2008; Ismail Al-Alawi và cộng sự, 2007; Lin, 2007).

Các nghiên cứu về chia sẻ tri thức trong lĩnh vực giáo dục cũng cho thấy các nhân tố có tác động đến hành vi chia sẻ tri thức bao gồm sự ủng hộ của cấp trên, chế độ khuyến khích, văn hóa chia sẻ, giao tiếp với đồng nghiệp và công nghệ thông tin (Majid & Chitra, 2013; Ong và cộng sự, 2011; Jer Yuen & Shaheen Majid, 2007).

Trên cơ sở kế thừa các kết quả của nghiên cứu trước và nghiên cứu khám phá trong giai đoạn đầu của nghiên cứu này, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh được đề xuất, bao gồm: (1) niềm tin vào tri thức bản thân, (2) hoạt động làm việc nhóm, (3) công nghệ thông tin, và (4) cơ chế khuyến khích, động viên.

Các giả thuyết bao gồm:

H1: Niềm tin vào tri thức bản thân có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên.

H2: Hoạt động làm việc nhóm có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên.

H3: Công nghệ thông tin có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên.

H4: Chế độ khen thưởng, động viên có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên.

chia sẻ tri thức

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến sinh viên đang học tại trường với hình thức google.doc form từ ngày 16/2 đến ngày 30/3/2023. Có tổng số 316 phiếu trả lời hợp lệ được tiếp tục nhập liệu và phân tích. Dữ liệu thu thập được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến dưới sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS 22.0.

3. Kết quả nghiên cứu

Kết quả đánh kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá, các thang đo đều đạt độ tin cậy, giá trị phân biệt và tính đơn hướng. Theo đó, các thang đo đạt yêu cầu được tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy đa biến. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy giá trị sig = < 0.05 tại tất cả các giả thuyết đề xuất. Bên cạnh đó, các chỉ số giá trị VIF cũng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyết xuất hiện (VIF < 10). Hơn nữa, chỉ số Durbin-Watson = 2,047 và giá trị F = 62,521 với giá trị sig. = 0,000 càng khẳng định mô hình phù hợp với dữ liệu.

Bảng 1. Chỉ số thống kê theo phân tích mô hình hồi quy đa biến

Biến

độc lập

Hệ số

hồi quy

Hệ số

tiêu chuẩn (Beta)

Mức

ý nghĩa

Thống kê đa cộng tuyến

Tolerance

VIF

NT

0,385

0,152

0,002

0,472

2,605

VN

0,291

0,237

0,000

0,503

1,840

KK

0,202

0,108

0,004

0,461

1,672

CN

0,164

0,146

0,027

0,554

2,329

R² Hiệu chỉnh: 0,689

Thống kê F (ANOVA): 68, 918

Mức ý nghĩa (Sig. của ANOVA): 0,000

Durbin-Watson: 2, 047

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát

Từ kết quả phân tích dữ liệu hồi quy đa biến cho thấy các giả thuyết đều có ý nghĩa với mức tin cậy 95%. Cụ thể, niềm tin tri thức bản thân (NT) có tác động mạnh nhất đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên (giá trị hệ số hồi quy bằng 0,385), kế đến là nhân tố hoạt động làm việc nhóm (VN) có hệ số hồi quy bằng 0,291. Tiếp theo là yếu tố chế độ khuyến khích, động viên (hệ số hồi quy bằng 0,202) và cuối cùng là yếu tố công nghệ (0,164).

Như vậy, phương trình hồi quy đa biến cho biến phụ thuộc hành vi chia sẻ tri thức (HVCSTT) trong sinh viên được viết lại như sau:

HVCSTT = 0,385*NT + 0,291*VN + 0,202*KK + 0,164*CN.

4. Kết luận và hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu xác định cả bốn yếu tố niềm tin vào tri thức bản thân, làm việc nhóm, chế độ khuyến khích động viên khen thưởng và yếu tố công nghệ thông tin đều có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên với mức độ tác động khác nhau. Dựa trên, kết quả nghiên cứu, để thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngày càng phổ biến và thiết thực nhằm khuyến khích khả năng tự học, tự rèn luyện cũng như khả năng tự giải quyết vấn đề, nâng cao kỹ năng tư duy, sáng tạo và ứng dụng trong thực tiễn, Nhà trường cần có mục tiêu chung trong định hướng mục tiêu thực hiện các giải pháp thúc đẩy chia sẻ tri thức trong sinh viên. Các giải pháp cụ thể Nhà trường có thể xem xét thực hiện cùng lúc hoặc ưu tiên trong từng giai đoạn cụ thể.

- Niềm tin vào tri thức bản thân có mức tác động cao nhất vào hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên. Vì vậy, các giải pháp được đề xuất cần tập trung vào nâng cao cung cấp kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cho sinh viên. Theo đó, Nhà trường cần có các giải pháp liên quan đến xây dựng chương trình đào, cập nhật chương trình đào tạo sao cho việc cung cấp kiến thức, kỹ năng phù hợp chuyên môn nghề nghiệp đầy đủ, cần thiết và có khả năng ứng dụng thiết thực giúp sinh viên tự tin với kiến thức, kỹ năng của mình mà mạnh dạn chia sẻ với các bạn cũng như các đối tượng liên quan.

- Làm việc nhóm là nhân tố có mức tác động lớn thứ hai đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên. Do đó, Nhà trường cần tập trung vào việc đẩy mạnh các hoạt động làm việc nhóm như bài tập nhóm, thuyết trình nhóm, bài luận nhóm, tiểu luận nhóm, dự án nhóm trong chương trình học tập để các các bạn có thời gian giao tiếp trực tiếp với nhau cũng như có thời gian, điều kiện gắn kết với nhau. Chính sự giao tiếp thân thiện hoà đồng và gắn kết là chất keo tốt để kết nối, hiểu nhau và chia sẻ tri thức cho nhau được thưc hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Nhà trường cần lưu ý tạo điều kiện về cơ sở vật chất như thư viện, khu tự học để các bạn có không gian giao tiếp, kết nối với nhau thuận tiện hơn.

- Chế độ khuyến khích động viên cũng là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên. Theo đó, Nhà trường nên có những chế độ khen thưởng, động viên để hoạt động chia sẻ tri thức trong sinh viên ngày càng lan rộng và hiệu quả. Nhà trường có thể đưa ra chế độ khen thưởng bằng vật chất hoặc phi vật chất cho những trường hợp điển hình có kết quả tốt trong việc chia sẻ tri thức trong sinh viên.

- Nhà trường nên chú trọng ưu tiên đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Trong đó ưu tiên bậc nhất chính là hệ thống wifi, internet sâu rộng trong các phân khu của nhà trường, đặc biệt là các lớp học và khu tự học của sinh viên. Internet chính là phương tiện nền tảng để sinh viên tiếp cận các dữ liệu và cập nhật thông tin mới nhất từ thư viện, các cơ sở dữ liệu chuyên môn, cũng như các thông tin liên quan. Theo đó, cơ sở dữ liệu thông tin từ thư viện và các cơ sở dữ liệu quốc tế cũng cần được cân nhắc đầu tư cho sinh viên tiếp cận.

Mặc dù có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên như: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên, (2) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên và (3) Gợi ý đề xuất giải nhằm nhằm tăng cường hoạt động chia sẻ tri thức trong sinh viên, tuy nhiên nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định, cụ thể: (1) Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu sử dụng là phương pháp thuận tiện; (2) Các yếu tố nghiên cứu chỉ tập trung vào 4 nhân tố (niềm tin vào tri thức vào bản thân, làm việc nhóm, chế độ khuyến khích động viên và công nghệ thông tin). Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện theo phương pháp thu thập dữ liệu khác có độ tin cậy cao hơn, đồng thời cần mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ tri thức trong sinh viên rộng hơn như sự ủng hộ của lãnh đạo, giao tiếp hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi rộng hơn trong phạm vi các trường đại học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Al-Ammary, J. H. (2008). Knowledge management strategic alignment in the banking sector at the Gulf Cooperation Council (GCC) Countries(Doctoral dissertation, Murdoch University).
  2. Chatzoglou, P. D., & Vraimaki, E. (2009). Knowledge‐sharing behaviour of bank employees in Greece. Business Process Management Journal, 15(2), 245-266.
  3. Ismail Al-Alawi, A., Yousif Al-Marzooqi, N., & Fraidoon Mohammed, Y. (2007). Organizational culture and knowledge sharing: critical success factors. Journal of knowledge management, 11(2), 22-42.
  4. Jer Yuen, T., & Shaheen Majid, M. (2007). Knowledge‐sharing patterns of undergraduate students in Singapore. Library Review, 56(6), 485-494.Lin, H. F. (2007). Knowledge sharing and firm innovation capability: An empirical study. International Journal of Manpower, 28(3/4), 315-332.
  5. Ong, H.-B., Yeap, P.-F., Tan, S.-H., & Chong, L.-L. (2011). Factors influencing knowledge sharing among undergraduate students: A Malaysian perspective. Industry and Higher Education, 25(2), 133-140
  6. Tan, N. L., Lye, Y. H., Ng, T. H., & Lim, Y. (2010). Motivational factors in influencing knowledge sharing among banks in Malaysia. International Research Journal of Finance and Economics, 44(August), 191-201.
  7. Tsui, A. S., Wang, H., & Xin, K. R. (2006). Organizational culture in China: An analysis of culture dimensions and culture types. Management and Organization Review, 2(3), 345-376.

Factors affecting the knowledge sharing of students: An experimental study on students of Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment

 Ph.D Nguyen Thi Hong Nguyet1

Master. Nguyen Thi Bich Duyen1

Master. Le Quang Hue1

1Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment

Abstract:

Knowledge sharing is one of the three important activities of knowledge management. It does not only help the organization strengthen its competitive advantage but also help the organization grow. By analyzing the data from 316 students of Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment, this study explores the  prefixes of knowledge sharing behavior, including: (1) Information technology, (2) Self-knowledge belief, (3) Incentive and reward mechanism, and (4) Teamwork. The study finds out that these factors all have impacts on the knowledge sharing behavior of students with different impacting levels. In which, the factor of self-knowledge belief is the most influential factor, followed by the teamwork factor and the reward mechanisms factor. Based on the study’s analysis, some administrative implications are proposed to encourage students sharing knowledge.  

Keywords: knowledge sharing, factors affecting the knowledge sharing of students, Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 9  tháng 4 năm 2023]

Tạp chí Công Thương