Phòng tránh dịch Covid – 19, logo các thương hiệu thi nhau “giữ khoảng cách”

Đại dịch Covid – 19 đã bùng phát tại nhiều quốc gia, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội toàn cầu. Nhằm lan toả thông điệp giữ khoảng cách với người khác để giảm nguy cơ lây bệnh, nhiều thương hiệu lớn đã “vào cuộc” với chiến dịch “giãn logo”.

Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa Covid – 19 như hạn chế tụ tập nơi đông người, thường xuyên rửa tay,…thì việc giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác cũng trở nên vô cùng cần thiết. Khoảng cách được khuyến cáo là 1,5 mét trở lên đối với người khoẻ mạnh.

Giữ khoảng cách tránh lây nhiễm Covid - 19
Khoảng cách được chuyên gia y tế khuyến cáo là 1,5m trở lên nhằm phòng ngừa Covid - 19

Nhằm thúc đẩy và lan toả thông điệp trên, nhiều thương hiệu, nhãn hàng lớn trên Thế giới đã thiết kế lại và cho "giãn" các logo của mình.

Coca Cola giãn logo đẩy lùi Covid 19
Coca Cola cùng khẩu hiệu: "Cách xa để duy trì kết nối"

 

Google giãn logo phòng ngừa Covid 19
Google cũng gia nhập chiến dịch "giãn logo"

 

Mc Donald's giãn logo
Mc Donald's phân tách chữ M, ủng hộ trào lưu "cách biệt cộng đồng"

 

Hãng xe Volkswagen giãn logo
 Hãng xe Volkswagen với thông điệp "Cảm ơn vì bạn đã giữ khoảng cách vì cộng đồng"

 

Hãng xe Audi giãn logo
5 hình tròn trong logo của Hãng xe Audi đã "giữ khoảng cách"

 

Hazeline Việt Nam giãn logo phòng ngừa Covid 19
Trên Fanpage "Hazeline Việt Nam" mới đây cũng đăng tải ảnh đại diện với logo "cách nhau 2m'

 

khi chiến dịch được lan toả tới cộng đồng đã nhận được nhiều ủng hộ từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, việc này chứa đựng cả ưu và nhược điểm.

Ông Douglas Sellers - Giám đốc điều hành sáng tạo của Công ty thiết kế lâu đời Siegel+Gate cho rằng: "Tình hình thế giới hiện tại không thể lấy ra làm trò đùa. Đây là vấn đề nghiêm trọng".

"Các thương hiệu thiết kế logo theo kiểu social distancing (cách biệt cộng đồng) có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của những gì chúng ta đang trải qua. Mặc dù sự sáng tạo, đam mê và ý nghĩa muốn tuyên truyền phong trào là điều đáng ghi nhận", ông Sellers nhận định.

Ông Brian Braiker - Tổng biên tập Tạp chí Ad Age cho rằng, đã đến lúc các thương hiệu bắt tay vào "hành động thực sự và có ý nghĩa". Ví dụ như hãng thời trang GAP làm khẩu trang cho các nhân viên y tế, hay tập đoàn LVHM (công ty mẹ của Dior và Givenchy) sản xuất nước sát khuẩn tay.

"Nắm bắt tình hình và làm những việc thực sự hữu ích mới là hành động có ý nghĩa. Khi các hãng như McDonald's hay Coca-Cola giãn khoảng cách các chữ trên logo, nó gây ra cảm giác không mấy dễ chịu" - Brian Braiker nhận xét.

 

Thuỳ Linh (TH)