QLTT Lai Châu tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu Honda

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu phối hợp với Công ty Honda Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda

Tham dự Hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda có đại diện các cơ quan thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh như: Công an tỉnh, Chi cục Hải quan Ma Lù Thành, Sở Khoa học và Công nghệ và các công chức thuộc các Cục Quản lý thị trường Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình.

phân biệt hàng thật, hàng giả
Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu phối hợp với Công ty Honda Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda

Tại buổi tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda, đại diện của Công ty Honda Việt Nam và Công ty TNHH Phạm và Liên danh là đại diện pháp lý của Công ty Honda Motor đã trả lời những thắc mắc của đại biểu và cung cấp cụ thể đặc điểm nhận diện, dấu hiệu phát hiện vi phạm về nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ Honda trên thị trường và vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu phối hợp với Công ty Honda Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda
Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu phối hợp với Công ty Honda Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda
Đại diện của Công ty Honda Việt Nam cung cấp cụ thể đặc điểm nhận diện, dấu hiệu phát hiện vi phạm về nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ Honda 

Công ty Honda Việt Nam hiện có hơn 300 nhãn hiệu được bảo hộ và chia thành 4 nhóm chính là: Nhãn hiệu ô tô xe máy, phụ tùng, dầu nhờn, thiết kế cửa hàng. Hiện 4 nhóm nhãn hiệu chính này đều bị vi phạm nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ Honda. Trong đó, vi phạm kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu xe máy Honda ở dòng xe 50cc là xe Super Cub. Ngoài ra hàng chục nghìn phụ tùng giả được thu giữ hàng năm tập trung vào nhóm tính năng an toàn như má phanh, dây phanh gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của khách hàng và tuổi thọ của xe. Cùng với đó, tem, dầu nhớt, biển hiệu không đúng quy cách cấu trúc của Honda Việt Nam cũng được làm giả rất tinh vi và buôn bán tràn lan trên thị trường.

cung cấp cụ thể đặc điểm nhận diện, dấu hiệu phát hiện vi phạm về nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ Honda
Công ty Honda Việt Nam hiện có hơn 300 nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam

Công ty Honda Việt Nam cũng kiến nghị, đề xuất các lực lượng chức năng, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử lý các nhà sản xuất, phân phối và các cửa hàng bán xe máy vi phạm về kiểu dáng và nhãn hiệu; kiểm tra, xử lý các đối tượng sản xuất, buôn bán phụ tùng giả phụ tùng vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt là phụ tùng có liên quan đến tính năng an toàn; xử lý đối tượng sản xuất, phân phối dầu vi phạm nhãn hiệu. Đồng thời, hỗ trợ Honda Việt Nam xử lý các đối tượng buôn bán xe máy, phụ tùng vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử.

Qua buổi tập huấn đại diện các cơ quan thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, các công chức Quản lý thị trường đã được cung cấp kỹ năng dễ dàng nhận diện phân biệt, kiểm tra và xử lý các sản phẩm giả mạo mang nhãn hiệu của Công ty Honda Việt Nam đang lưu hành trên thị trường trong quá trình thực thi công vụ, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Buổi tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda là một trong các hoạt động nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đẩy mạnh hoạt động thực thi công vụ trong lĩnh vực chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho toàn thể công chức, cán bộ nhân viên trong các cơ quan thành viên thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các thành viên trong Khối thi đua VI của lực lượng Quản lý thị trường.

Nguyên Vỵ