Quản lý tri thức nhằm nâng cao năng suất trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Trong thế giới ngày nay, sự phát triển xã hội từ chỗ dựa vào tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn lực con người là chính và đang chuyển dần sang dựa và

Kinh tế tri thức là một nền kinh tế, trong đó quá trình sáng tạo và khai thác tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải xã hội. Quá trình này bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra tri thức, tiếp nhận sử dụng và khai thác mọi tri thức một cách có hiệu quả, trên mọi lĩnh vực của xã hội. Nó là “một nền kinh tế tri thức không chỉ bao hàm công nghệ cao, mà còn là quá trình trí thức xâm nhập tất cả các hoạt động kinh tế”. Đây là lĩnh vực mà Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với thế giới, một lĩnh vực tiềm năng giúp Việt Nam tạo ra và duy trì được sự phát triển nhanh, giảm thiểu sự tụt hậu so với các nước khác.

Việc quản lý tri thức bao gồm những nội dung rất rộng, nhưng trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau đây:

- Thiết lập và thường xuyên cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu, tri thức phục vụ cả cho sản xuất - kinh doanh lẫn cho quản lý.

- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin có hiệu quả, từ thu thập, xử lý, phân loại, chọn lọc, lưu trữ… các thông tin.

- Gắn kết chặt chẽ tri thức với quá trình kinh doanh, thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin chủ yếu trong quá trình sản xuất, tổ chức trao đổi kinh nghiệm thường xuyên giữa cán bộ quản lý với các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau.

- Xây dựng các “đầu mối thông tin” và qui trình chia xẻ thông tin/tri thức, tăng cường các kỹ năng chia sẻ thông tin/tri thức cho cán bộ, nhân viên và khách hàng của doanh nghiệp.

- Chia xẻ thông tin/tri thức với khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận thông tin về doanh nghiệp một cách nhanh chóng (qua Internet và các hình thức khác), đồng thời hợp tác, hỗ trợ khách hàng trong việc ứng dụng quản lý tri thức trong tổ chức của họ, nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và mở rộng hệ thống quản lý tri thức, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn xã hội.

Việc quản lý và khai thác tri thức một cách có hiệu quả trực tiếp góp phần nâng cao năng suất của doanh nghiệp (cả năng suất tổng hợp, năng suất của từng yếu tố sản xuất cũng như yếu tố năng suất tổng hợp) và nâng cao lợi thế so sánh của doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể là:

- Việc quản lý tri thức có hiệu quả góp phần to lớn vào việc nâng cao giá trị của tài sản vô hình, từ đó làm tăng uy tín, tăng lợi thế cạnh tranh, tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.

- Thúc đẩy quá trình chia xẻ tri thức và thông tin trong doanh nghiệp, thu hút người lao động tham gia nhiều và có hiệu quả hơn và mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó cho phép doanh nghiệp khai thác có hiệu quả hơn nguồn nhân lực của mình, thường xuyên cải tiến công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực nói chung và tạo nguồn cán bộ kế cận cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp.

- Quản lý tri thức tạo điều kiện để doanh nghiệp (và cả khách hàng) tạo lập được những mối quan hệ toàn cầu, từ đó doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường, mở rộng và khai thác tốt hơn các cơ hội kinh doanh, tạo cho người tiêu dùng có khả năng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, lựa chọn người cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho mình,…

- Việc ứng dụng những tri thức mới cho phép doanh nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận này không chỉ xuất phát từ việc doanh nghiệp sớm đưa ra những sản phẩm, dịch vụ, mà còn từ chỗ doanh nghiệp thường xuyên nâng cao hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm.

- Quản lý tri thức tốt cho phép doanh nghiệp kinh doanh một cách linh hoạt, chuyển chỗ dựa cho sự phát triển từ vốn và tài sản hữu hình sang nguồn lực con người là chính.

- Quản lý tri thức không chỉ phục vụ việc phát triển sản xuất kinh doanh, mà quan trọng hơn, nó còn phục vụ đắc lực cho việc phát triển con người với tư cách là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, đồng thời là chủ thể xã hội. Thông qua đó, nó vừa đảm bảo sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp, vừa góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển xã hội theo hướng tích cực.

Chính vì vai trò và tầm quan trọng của tri thức và quản lý tri thức mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện nó, coi đó là một công cụ và con đường cơ bản để không ngừng nâng cao năng suất, hiệu quả nhằm tăng cường khả năng phát triển bền vững của mình. Đây cũng là một tất yếu mà sớm muộn các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thực hiện.

Hiệu quả của việc ứng dụng quản lý tri thức nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp chịu tách động của những nhân tố chủ yếu sau:

- Nhận thức và kỹ năng lãnh đạo trong việc ứng dụng tri thức và quản lý tri thức;

- Nhận dạng rõ những lợi ích có thể và cần đạt từ hệ thống tri thức và công tác quản lý tri thức của doanh nghiệp;

- Hệ thống và quá trình vận động của tri thức và quy trình quản lý tri thức;

- Văn hóa doanh nghiệp và sự vận dụng trong lĩnh vực quản lý tri thức;

- “Văn hóa học tập” của doanh nghiệp;

- Cơ sở hạ tầng về mặt thông tin - giao tiếp và hiệu quả hoạt động của nó.

Để đẩy mạnh quản lý tri thức, nhằm nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào 5 giải pháp chủ yếu sau đây:

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động trong doanh nghiệp;

- Tổ chức hệ thống thông tin và tăng cường chia xẻ thông tin trong nội bộ doanh nghiệp;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp;

- Tăng cường nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và đổi mới sản phẩm;

- Hình thành và bổ sung chiến lược phát triển dựa trên tri thức.

  • Tags: