Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và EU

ThS. TRẦN THỊ THU TRÂM và ThS. NGÔ THỊ MINH NGỌC và ThS. PHẠM HOÀNG LINH (Giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên)

TÓM TẮT:

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng, cụ thể là mô hình Đồng liên kết và mô hình Hiệu chỉnh sai số (ECM), để nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực giữa Việt Nam Đồng (VND) và Euro lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và thị trường các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Kết quả phân tích cho thấy, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại có mối quan hệ cùng chiều, hay sự mất giá của Việt Nam Đồng tác động tích cực đến trạng thái thương mại.

Từ khóa: Tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, Đồng liên kết, Hiệu chỉnh sai số ECM.

1. Đặt vấn đề

Việt Nam và Liên minh châu Âu EU đã thiết lập quan hệ ngoại giao, chính trị, thương mại từ năm 1999. Kể từ thời điểm đó đến nay, thị trường EU luôn là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và kim ngạch thương mại của hai đối tác ngày càng tăng cao. Năm 2014, EU chiếm 18,6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và EU còn hứa hẹn sẽ tăng trưởng ấn tượng khi vào tháng 12/2015, vòng đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã kết thúc và có thể có hiệu lực từ đầu năm 2018.

Vì Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên hầu hết các giao dịch thương mại giữa hai đối tác đều được thực hiện bằng ngoại tệ mạnh là đồng Đô la Mỹ hoặc đồng tiền chung châu Âu Euro. Tuy nhiên giá trị của đồng Euro trong thời gian gần đây thường biến động gây tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy một nghiên cứu đầy đủ kiểm chứng về tác động của tỷ giá hối đoái thực VND - Euro lên cán cân thương mại giữa hai đối tác là hết sức cần thiết.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp tại chiết xuất nguồn dữ liệu trong và ngoài nước với tất cả các quan sát được thực hiện theo quý từ quý I/2007 đến quý IV/2015. Bộ số liệu về giá trị thương mại (giá trị xuất khẩu và nhập khẩu) giữa Việt Nam và EU được thu thập từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Bài viết nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái thực, do đó, số liệu về tỷ giá hối đoái thực sẽ được tác giả tính toán dựa trên tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND - Euro, chỉ số giá cả trong nước của Việt Nam và chỉ số giá cả chung tại 28 quốc gia thành viên EU. Do hạn chế về nguồn dữ liệu tỷ giá danh nghĩa giữa VND-Euro nên tỷ giá này được tính trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa VND-USD và tỷ giá danh nghĩa USD-Euro. Bộ số liệu về tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND-USD được thu thập từ nguồn số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF. Bộ số liệu về tỷ giá hối đoái danh nghĩa USD-Euro được thu thập từ nguồn số liệu của Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB. Bộ số liệu về chỉ số giá tiêu dùng theo quý đối với tất cả các mặt hàng tính trên tổng 28 quốc gia thành viên EU được thu thập từ nguồn số liệu của OECD - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Bộ số liệu về chỉ số giá tiêu dùng theo quý đối với tất cả các mặt hàng của Việt Nam được thu thập từ nguồn số liệu của Quỹ Tiền tệ thế giới - IMF.

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để lượng hóa mối quan hệ giữa hai biến tỷ giá hối đoái thực REERt và tỷ lệ thương mại giữa xuất khẩu và nhập khẩu Bt. Số liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm Eviews 8. Để phân tích các tác động dài hạn mô hình Đồng liên kết (Cointegration Theory) được sử dụng. Mô hình này kiểm tra tính đồng liên kết của hai biến tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại thông qua ước lượng mô hình:

Để kiểm định tính Đồng liên kết phải thực hiện kiểm tra tính dừng của hai biến B1 và REER1, sau đó thực hiện phân tích hồi quy với mô hình đã tạo lập. Tiếp đến kiểm tra tính dừng của phần dư U1. Nếu hai biến số trong mô hình là đồng liên kết thì sẽ thực hiện phân tích tác động ngắn hạn thông qua mô hình ECM. Mô hình ECM đuợc sử dụng trong nghiên cứu này là mô hình kinh tế luợng chuẩn tắc có dạng sau:

Trong đó, α1 là hệ số co giãn xuất khẩu ngắn hạn của tỷ giá thực đa phương, V là độ nhiễu trắng, â là hệ số của biến điều chỉnh sai số chỉ tốc độ mà hệ thống tiếp cạn đến trạng thái cân bằng dài hạn.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Phân tích mối quan hệ dài hạn - Mô hình Đồng liên kết

Bước 1 - Kiểm định tính dừng của các biến:

Ở bước phân tích đầu tiên, tác giả sử dụng kiểm định ADF (Augmented Dickey-Fuller) để kiểm định tính dừng của các biến chuỗi tỷ lệ xuất nhập khẩu (Bt) và biến tỷ giá hối đoái thực (REER).

Với biến tỷ lệ xuất nhập khẩu Bt ta có kết quả như bảng sau:

Bảng 1: Kiểm định tính dừng biến Bt

Nguồn: Tính toán ccủa tác giả trên phàn mềm Eviews 8

Với biến tỷ giá hối đoái thực REERt ta có kết quả như sau:

Bảng 2: Kiểm định dừng biến REERt

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mêm Eviews 8

Với kết quả được trình bày như hai bảng trên, ta thấy rằng cả hai biến Bt và REERt đều là biến dừng tại mức sai phân bậc 1.

Bước 2 - Hồi quy Bt theo REERt:

Ước lượng phương trình (1) theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS ta được:

Bảng 3: Kết quả hồi quy Bt theo REERt

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 8

Bước 3 - Kiểm định tính dừng của phần dư Ut:

Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị ADF với phần dư Ut của phương trình (1), ta có kết quả phần dư Ut cũng là chuỗi dừng ở mức ý nghĩa 1% (như trình bày trong bảng dưới).

Bảng 4: Kiểm định tính dừng phần dư Ut

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 8

Các kết quả trên cho thấy, hai biến Bt và REERt là các biến chuỗi dừng tại sai phân bậc 1; đồng thời phần dư Ut cũng là chuỗi dừng. Do đó, ta có thể kết luận được rằng hai biến Bt và REER là đồng liên kết. Hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa Tỷ giá hối đoái thực và Tỷ số thương mại trong dài hạn là:

LnBt = 0,530 + 1,038xLnREER

3.2. Phân tích mối quan hệ ngắn hạn - Mô hình ECM:

Do phân tích ở trên hai biến Bt và REER có mối quan hệ đồng tích hợp nên mô hình ECM sẽ được thực hiện để làm rõ mối quan hệ trong ngắn hạn của hai biến này. Thực hiện mô hình ECM đối với phương trình (2):

Ta có kết quả như bảng dưới:

Bảng 5: Kết quả mô hình ECM

Nguồn: Tính toán của tác giả trên phần mềm Eviews 8

Trong mô hình ta có hệ số của phần dư U mang dấu âm phù hợp với mô hình với các giá trị phù hợp để mô hình có ý nghĩa.

4. Kết luận và kiến nghị

Các tham số thống kê trong mô hình đồng liên kết về mối quan hệ trong dài hạn của hai biến Bt và REER đã cho thấy mô hình có ý nghĩa. Trong dài hạn, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực có tác động đến sự thay đổi của cán cân thương mại được thể hiện qua tỷ lệ thương mại Bt. Hệ số ước lượng của tỷ giá hối đoái thực REER mang dấu dương (1,038) và có ý nghĩa thống kê. Giá trị dương của hệ số cho thấy rằng, khi tỷ giá hối đoái thực song phương tăng lên sẽ tác động cùng chiều đến tỷ số thương mại hay cán cân thương mại. Điều này cũng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu, cũng như các lý thuyết về tỷ giá hối đoái. Tỷ giá tăng hay sự mất giá của đồng tiền nội tệ sẽ tác động có lợi đến cán cân thương mại thông qua việc tăng giá trị xuất khẩu. Cụ thể, khi REER tăng lên 1% sẽ làm cho Bt tăng 1,038.

Với kết quả nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn thông qua mô hình ECM, hệ số của phần sai số hiệu chỉnh U(-1) là -1,028 cho thấy tốc độ điều chỉnh từ ngắn hạn về cân bằng dài hạn là khá mạnh. Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình R2 là 64,6% cho thấy biến độc lập tỷ giá hối đoái thực REER giải thích được 64,6% sự biến thiên trong ngắn hạn của biến phụ thuộc tỷ lệ thương mại Bt. R2 thể hiện sự tương quan mạnh giữa hai biến nếu nằm trong khoảng giá trị 0,8-1. Giá trị của hệ số này phù hợp với thực tế rằng cán cân thương mại của Việt Nam - EU không chỉ chịu tác động bởi tỷ giá hối đoái song phương mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác.

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu mô hình ECM cho thấy, mối liên hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại còn khá yếu điều này có thể lý giải bởi Ngân hàng Trung ương hiện kiểm soát chặt chính sách tỷ giá. Tuy nhiên, để tạo động lực cho nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cần có một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Hơn thế nữa, chính sách tỷ giá linh hoạt hơn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thứ hai, tỷ giá hối đoái thực VND-Euro trong giai đoạn nghiên cứu có giá trị khá thấp, thường giao động quanh mức 1.0 đặc biệt trong giai đoạn 2007-2010. Để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn thì tỷ giá thực không nên ở mức thấp như vậy. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá để tỷ giá thực đạt mức bao nhiêu là hợp lý thì cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu mô hình dài hạn cho thấy đồng nội tệ mất giá hay chính sách phá giá nội tệ có tác động tích cực đến cán cân thương mại. Tuy nhiên các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế như may mặc, giày da, cà phê, cao su, dầu thô. Vị thế của các mặt hàng xuất khẩu này được khẳng định là do nhiều yếu tố kết hợp, đặc biệt là do chất lượng. Vì vậy, không nên hướng chính sách tỷ giá vào phá giá đồng nội tệ mà cần kết hợp với các chính sách hỗ trợ xuất khẩu khác nhằm tránh tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, cần đặc biệt thận trọng với chính sách phá giá nội tệ bởi các lý do:

- Trong mô hình ngắn hạn ECM mới chỉ đề cập tác động của tỷ giá lên xuất nhập khẩu chưa có tác động lên các biến vĩ mô khác, do đó chưa ước lượng được tác động thực sự của việc phá giá nội tệ đến nền kinh tế chung. Phá giá VND làm cho nhập khẩu đắt đỏ, mà các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.

- Nợ nước ngoài của Chính phủ và các tổ chức sẽ gia tăng gây khó khăn cho hoạt động và quá trình trả nợ.

Thứ tư, để nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại không thể sử dụng tỷ giá thực danh nghĩa, vì sẽ không phản ánh được tác động của chỉ số giá cả và cho kết quả không chính xác. Vì vậy, cần thiết phải sử dụng tỷ giá thực và chủ yếu là tỷ giá thực đa phương. Bài nghiên cứu sử dụng tỷ giá song phương (VND - Euro) chưa mang tính đại diện cao, bởi vì trong số 28 quốc gia thuộc EU có những quốc gia không sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro. Hạn chế này nên được khắc phục bằng cách sử dụng tỷ giá thực đa phương. Chính vì vậy, chúng ta nên sớm công bố chính thức tỷ giá thực đa phương giữa VND và các ngoại tệ khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Phạm Thị Hoàng Anh, Lương Thị Thu Hà. Cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hoá nhân dân tệ. Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, 1-16, 2012.

2. Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 2013.

3. Hạ Thị Thiều Dao, Phạm Thị Tuyết Trinh. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng. Số 103, Quý IV, 2-8, năm 2010.

4. Nguyễn Văn Tiến. Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại. Nghiên cứu Kinh tế số 307, 3-9, tháng 12/ 2003.

5. Hill, C. W. L,. International Business Competing in the Global Marketplace. McGraw-Hill Irwin. Ed 9th, 2013.

6. Krueger, A.D. Exchange Rate Determination. Cambridge University Press. 1983.

7. Junz, H., and R.R. Rhomberg. Price Competitiveness in Export Trade among Industrial Countries. Papers and Proceedings of American Economic Review, 63, May, 412-18, 1973.

8. Oskooee, M. B and Kantipong T., Bilateral J-Curve Between Thailand and Her Trading Partners. Journal of Economic Development. Vol 26 (2), pp. 107-117, 2001


IMPACTS OF EXCHANGE RATE BETWEEN VND AND EUR ON

BILATERAL TRADE BALANCE BETWEEN VIETNAM AND EU

Master. TRAN THI THU TRAM

Lecturer, Thai Nguyen University of Economics and Business Administration

Master. NGO THI MINH NGOC

Lecturer, Thai Nguyen University of Economics and Business Administration

Master. PHAM HOANG LINH

Lecturer, Thai Nguyen University of Economics and Business Administration

ABSTRACT:

This study uses econometric models including Cointegration theory and Error Correction Model (ECM) to examine impacts of real exchange rate between Vietnamese Dong (VND) and the Euro (EUR) on Vietnam - EU blocks trade balance. The results from analyzing econometric models show that the real exchange rate is correlated with the trade balance between Vietnam and EU block. In the other words, the decrease in VND will positively impact on the trade between Vietnam and EU.

Keywords: Exchange rate, trade balance, Cointegration theory, Error Correction Model (ECM).

Xem toàn bộ ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 03 tháng 03/2017 tại đây