Thấy gì qua việc thực hiện Chương trình tín dụng cho học sinh sinh viên nghèo?

Thực hiện các Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 29/9/2007 và Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 19/ 11/ 2008 của Thủ tướng Chính phủ “về tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo”, cuối tháng 2/2009, Ng

 

 

Là một đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính triển khai nghiệp vụ tín dụng theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, VBSP đã thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy chế hiện hành, vừa bảo đảm vốn đến đúng đối tượng học sinh, sinh viên nghèo (HSSV) nghèo, vừa phải bảo đảm sự công bằng trong xã hội, tạo động lực mới cho thế hệ trẻ vượt khó vươn lên. Qua tiếp xúc với các hộ gia đình và HSSV tại các cơ sở đào tạo cho thấy, về cơ bản, việc xác nhận và cho vay vốn được nhà trường, địa phương và ngân hàng giải quyết nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các hộ gia đình và HSSV được kiểm tra, đại bộ phận là đúng đối tượng được thụ hưởng theo chính sách đã ban hành.

Theo báo cáo của VBSP, tính từ tháng 10/2007 đến 31/12/2008 đã giải ngân được hơn 9.535 tỷ đồng, thu nợ 92 tỷ đồng. Hiện còn hơn 1,2 triệu HSSV còn dư nợ, với số tiền 9.741 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với HSSV học đại học, cao đẳng là 6.949 tỷ đồng với 883 nghìn HSSV, chiếm 69,6%/tổng số HSSV vay vốn. Tương tự, với HSSV học trung cấp là 2.199 tỷ đồng, 302 nghìn HSSV, chiếm 23,7%; với HSSV học nghề trên 01 năm là 459 tỷ đồng, 63 nghìn HSSV, chiếm 4,9%; với HSSv học nghề dưới 01 năm là 134 tỷ đồng, 22 nghìn HSSV chiếm 1,8%.

Đánh giá về kết quả bước đầu này, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ghi rõ “Nhờ có chương trình tín dụng đào tạo này, cho nên năm học 2007 - 2008 không còn tình trạng HSSV trúng tuyển mà không nhập học được do khó khăn về kinh tế. Chính sách tín dụng ưu đãi này đã giúp cho các địa phương triển khai tốt chương trình đào tạo nguồn nhân lực sau khi trưởng thành sẽ trở về phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tạo thêm sự phấn khởi cho cộng đồng dân cư, tăng thêm niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước”. Còn với báo cáo tham luận của VBSP: “Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành kịp thời trước năm học mới, được nhân dân rất hoan nghênh; Với các điều kiện và mức cho vay ưu đãi, thời hạn trả nợ dài, lãi suất cho vay phù hợp điều kiện thực tế, cho nên đã tạo thêm điều kiện cho nhiều HSSV đang có hoàn cảnh khó khăn, nhất là trong vùng thiên tai, bão lụt được vay vốn để đến trường học tập. VBSP đã thành lập khoảng  8.779 điểm giao dịch, vừa kịp thời nắm bắt được nhu cầu, thuận lợi cho người đi vay, vừa thuận lợi cho việc giải ngân (hoặc ủy thác từng phần qua các đoàn thể, tổ chức chính trị cơ sở) nhanh chóng, an toàn, đúng đối tượng thụ hưởng”. Cũng tại Hội nghị, tham luận của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đã nhấn mạnh, “Chương trình vốn tín dụng đối với HSSV đã tạo được không khí phấn khởi, yên tâm học tập, rèn luyện, đặc biệt là những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, qua đó các em vững tin tiếp cận với nền giao dục ở cấp độ cao hơn, trực tiếp tăng nguồn nhân lực có trí thức, có tay nghề cao và thành thạo phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch cho địa phương”. Tương tự, tham luận của Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp cho thấy, hơn một năm thực hiện Quyết định 157, đã có nhiều tác động tích cực đối với xã hội, thực sự là đã giúp cho những HSSV nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện gia đình chính sách xã hội, ở vùng sâu, vùng xa yên tâm học tập, nắm vững kiến thức để khi ra trường góp phần phát triển kinh tế cho cả xã hội và gia đình mình. Năm học 2007 – 2008, có 228 HSSV trong diện nghèo được vay vốn. Kết thúc năm học, số học sinh giỏi chiếm 2,2%, khá 86,5%... Quyết định 170/2005/QĐ-TTg quy định chuẩn nghèo: Ở nông thôn, hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống; Ở thành thị, hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống, nhưng thực tế một số xã, chính quyền lại còn chưa xác định đúng (thậm chí cố tính áp dụng sai) đối tượng hộ gia đình được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV. Qua tổng kết, ở 9.048 xã, phường trong cả nước đã có tới 247 hộ nghèo vay sử dụng vốn vay sai mục đích; tự bình xét cho nhau vay sai đối tượng 4.142 hộ (tỷ lệ 0,35%); UBND xã xác nhận sai đối tượng 2.968 hộ (tỷ lệ 0,25%).

Trước thực tế này, VBSP đã phối hợp cùng với các ban, ngành, chính quyền địa phương kiểm điểm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức và cá nhân, đồng thời xử lý ngay những sai sót trong quá trình thực hiện. Kết quả đã ngừng giải ngân và thu hồi nợ trước hạn 3.002 hộ,  thu hồi nợ trước hạn của 247 hộ, sử dụng tiền sai mục đích. Gần 600 cán bộ UBND xã, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở do có những sai phạm trong tổ chức bình xét xác nhận cho vay chưa đúng đối tượng hoặc tự đặt ra cơ chế thu phí hội viên được vay vốn làm quỹ Hội… đã phải kiểm điểm và bị xử lý ở những mức độ khác nhau.

Tiếp theo Quyết định số 157, Thủ tướng Chính phủ ban hành thêm Quyết định số 1675/QĐ-TTg về giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng HSSV năm 2009 là 8.000 tỷ đồng. Trong đó, học kỳ I-2009, VBSP đã cho vay được 4.498 tỷ đồng, còn lại học kỳ II là gần 4.000 tỷ đồng. Hiện nay VBSP đang tập trung giải ngân tới tận tay từng người thụ hưởng, với mức quy định chung là 800.000 đồng/người/tháng. Hướng tới thực hiện hiệu quả cao hơn các chủ trương, chính sách hỗ trợ vốn đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước đối với đối tượng nghèo, Ngân hàng chính sách xã hội, với chức năng là đầu mối triển khai chủ trương này càng tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các cấp tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp xã để tổ chức cho vay đối với HSSV bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Kể từ nay trở đi, mỗi năm tổ chức tổng kết việc thực hiện cho vay HSSV ở tất cả các xã, phường thực hiện chương trình này. Theo đó, các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tổ chức kiểm tra, khảo sát việc tổ chức thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ở các đơn vị trực thuộc và kiểm tra việc sử dụng vốn của những gia đình và bản thân HSSV đã được vay vốn từ chương trình tín dụng này... Cũng từ năm học 2008 – 2009 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng VBSP sẽ chính thức nghiệm thu đưa phần mềm quản lý tình hình nợ vay của HSSV vào khai thác sử dụng trong công tác quản lý cho vay và phối hợp thu hồi nợ tai các cơ sở đào tạo, thông báo công khai cho những người có liên quan biết và sử dụng. Cuối cùng là VBSP sẽ chủ trì phối hợp với từng cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để rà soát chuẩn bị công bố công khai quy trình cho vay, thu nợ nhằm tăng cường mối quan hệ của các bên liên quan, nâng cao ý thức trách nhiệm của HSSV khi sử dụng vốn vay.

  • Tags: