TÓM TẮT:
Việc đánh giá thực trạng vấn đề đảm bảo an toàn tài chính tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một việc làm có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra các điểm mạnh và phân tích những hạn chế, phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao an toàn tài chính nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài báo giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về an toàn tài chính trong doanh nghiệp,đánh giá thực trạng an toàn tài chính trong các doanh nghiệp khai thác than và đề xuất một số giải pháp nâng cao an toàn tài chính trong doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV.
Từ khóa: An toàn tài chính,doanh nghiệp, khai thác than, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
1. Cơ sở lý luận về an toàn tài chính trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm an toàn tài chính
Từ những phân tích một số quan niệm về an toàn tài chính doanh nghiệp, theo tác giả cho rằng:
“An toàn tài chính doanh nghiệp là trạng thái lành mạnh về tình hình tài chính doanh nghiệp trong giới hạn an toàn của các chỉ tiêu đánh giá”.[1]
1.2. Các chỉ tiêu tính toán để đảm bảo an toàn tài chính [2]
Để đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp cần thiết đảm bảo các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn tài chính:
1.2.1. Các chỉ tiêu biểu thị khả năng thanh toán
1.2.2.Nhóm chỉ tiêu biểu thị cơ cấu vốn
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn: Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ.
Chỉ tiêu này quá cao sẽ cho thấy doanh nghiệp có rủi ro tài chính lớn. Vì vậy, việc huy động vốn của doanh nghiệp phải cân đối lại nợ để không bị rơi vào tình trạng vốn mỏng theo khuyến nghị của OECD. Hệ số này tùy theo từng nước mà có quy định khác nhau. Ví dụ ở Việt Nam, hệ số nợ không quá 0,75 thì đạt yêu cầu về an toàn tài chính. Tuy nhiên, sử dụng hệ số này còn tùy thuộc vào mức độ hiệu quả đạt được của doanh nghiệp. Nếu hiệu quả cao, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ số này cao hơn và ngược lại. Như vậy, để đảm bảo an toàn tài chính, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, không cứng nhắc trong mọi lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tài chính, đồng thời cũng phát huy được mặt tích cực của đòn bẩy tài chính, đó là có thể khuyếch đại hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu cao hơn mong đợi.
- Chỉ tiêu hệ số vốn CSH:
- Chỉ tiêu hệ số nợ phải trả trên vốn CSH: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo an toàn tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế.Hệ số này cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc vào nguồn nợ vay lớn, do đó mức độ rủi ro tài chính cao và ngược lại. Vì vậy, hệ số này không vượt quá tỷ lệ theo quy định. Ví dụ theo khuyến nghị của OECD thì hệ số này không vượt quá 3/1.
1.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thông thường, người ta đánh giá hiệu quả kinh doanh qua mối quan hệ giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào và sử dụng các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Các chỉ tiêu đánh giá an toàn tài chính doanh nghiệp trên đây chỉ là một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình lành mạnh, ổn định, phát triển chủ yếu của tài chính doanh nghiệp.
2. Thực trạng tình hình đảm bảo an toàn tài chính các doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV giai đoạn 2009 - 2015
Trên cơ sở lý luận trình bày, để đánh giá tình hình đảm bảo an toàn tài chính của các doanh nghiệp khai thác than (DNKTT), bài báo tiến hành đánh giá thông qua một số nội dung như sau:
2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV
Thực tế cho thấy, nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp không đảm bảo, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, thậm chí doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất an toàn về mặt tài chính và phá sản.
Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán của các đơn vị được thể hiện qua bảng 1, 2.
- Chỉ tiêu Hệ số thanh toán nợ đến hạn (Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn): Qua tính toán và phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn của các DNKTT trong giai đoạn vừa qua có thể thấy các doanh nghiệp đã và đang có dấu hiệu mất an toàn tài chính.Cụ thể, về khả năng thanh toán nợ đến hạn (nợ ngắn hạn) của các DNKTT trong giai đoạn khảo sát đang có xu hướng giảm đi rất rõ rệt (cụ thể giảm 4,44%). Đây là biểu hiện của việc mất khả năng thanh khoản và mất an toàn tài chính đối với các doanh nghiệp khai thác than (DNKTT).
- Chỉ tiêu Hệ số thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của DNKTT trong giai đoạn 2009 - 2015 luôn ở
mức thấp, chứng tỏ dấu hiệu quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp chưa được
chú trọng, đây là một dấu hiệu có thể dẫn đến mất an toàn tài chính trong các
doanh nghiệp khai thác than hiện nay. Điều này cho thấy các DNKTT đang rơi vào
giai đoạn khó khăn, khả năng thanh toán không được đảm bảo.
Qua đánh giá các chỉ tiêu trong nhóm hệ số khả năng thanh toán cho thấy các DNKTT đang không đảm bảo khả năng thanh khoản trong giai đoạn vừa qua và khả năng mất an toàn tài chính là rất cao.
2.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản của các doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV
Cơ cấu nguồn vốn của các DNKTT thuộc TKV được thể hiện qua Bảng 3, 4, cụ thể như sau:
Hệ số nợ duy trì ở mức trên 80% điều đó
chứng tỏ các DNKTT thuộc TKV sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Hệ số nợ tăng
lên là do sự tăng lên của cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó nợ dài hạn
tăng lên với tỷ lệ rất lớn. Đây là dấu hiệu của việc mất cân đối về nguồn vốn
và là dấu hiệu tiềm ẩn gây mất an toàn tài chính các DNKTT trong giai đoạn vừa
qua.
2.3. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): Chỉ tiêu này được biểu thị qua Bảng 5.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Qua số liệu tính toán ở Bảng 5,6, có thể nhận thấy trong giai đoạn 2009 - 2015, các chỉ tiêu ROA, ROE của các DNKTT thuộc TKV đang có xu hướng giảm đi rất rõ rệt, cụ thể ROA giảm là 17,16%, ROE giảm 15,27%.Nguyên nhân tỷ suất lợi nhuận của các DNKTT giảm đi là do hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như việc quản trịchi phí của các doanh nghiệp được khảo sát là kém hiệu quả..., tình trạng này kéo dài trong những năm tiếp theo thì khả năng mất an toàn tài chính, thậm chí các doanh nghiệp dẫn tới phá sản là khó tránh khỏi.Trong thời gian tới, các DNKTT cần có những biện pháp để quản trị tốt chi phí, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào để góp phần tăng doanh thu từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp để đảm bảo tình hình tài chính được lành mạnh.2.4. Đánh giá
* Những kết quả đạt được
+ Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than
Nhìn chung, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNKTT trong thời gian vừa qua chịu tác động không nhỏ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cuộc thiên tai gây ra năm 2015, tuy nhiên các DNKTT vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đang khắc phục được tình hình sản xuất kinh doanh.
+ Khả năng kinh doanh có những mặt tích cực nhất định
- Tốc độ luân chuyển vốn của các DNKTT mặc dù có xu hướng giảm đi nhưng cũng có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Về tỷ suất vòng quay hàng tồn kho và vòng quay hàng tồn kho của các DNKTT trong giai đoạn 2009 - 2015 nhìn chung có mức quay vòng hàng tồn kho tương đối tốt.
* Hạn chế trong đảm bảo an toàn tài chính các doanh nghiệp khai thác than của TKV
+ Hạn chế về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp khai thác than
- Khả năng thanh toán nợ đến hạn (nợ ngắn hạn): Như đã phân tích ở trên kết quả tính toán của tác giả về khả năng thanh toán ngắn hạn của các DNKTT dao động từ 0,47 - 0,62, về mặt lý thuyết và qua điều tra ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế tài chính của tác giả thì hệ số này phải 1. Do đó, các doanh nghiệp này cũng chưa đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán tức thời: Theo kết quả tính toán của tác giả hầu hết các DNKTT đều có hệ số này dao động từ 0,001 - 0,06, như vậy các DNKTT cũng chưa đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ.
+ Hạn chế về sử dụng đòn bẩy tài chính (Hệ số nợ) của các DNKTT
- Hệ số nợ trên vốn CSH của các doanh nghiệp khai thác than vượt quá mức quy định rất cao:Hệ số nợ trên vốn CSH của các doanh nghiệp được khảo sát hầu hết đều vượt mức quy định. Đặc biệt, tại hầu hết các DNKTT tỷ lệ đó vượt xa mức cho phép (3 lần), thậm chí nhiều đơn vị nằm trong diện giám sát đặc biệt.
+ Về hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNKTT còn nhiều điểm yếu kém
Phần lớn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các DNKTT trong thời gian vừa qua có những dấu hiệu
không tốt và bất ổn. Cụ thể, chỉ tiêu ROA và ROE của các DNKTT có xu hướng giảm
đi và rất thấp trong giai đoạn vừa qua.
3. Giải pháp nâng cao an toàn tài chính trong các DNKTT thuộc TKV
- Nâng cao nhận thức về an toàn tài chính doanh nghiệp và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và giới hạn đánh giá an toàn tài chính trong Tập đoàn và các doanh nghiệp thuộc TKV.
- Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức huy động vốn cần tăng cường hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn trong nước và quốc tế có nhiều lợi thế so với vốn vay thương mại.
- Tận dụng tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời và năng lực sản xuất dư thừa của doanh nghiệp nhằm tiết giảm chi phí tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4. Kết luận
An toàn tài chính doanh nghiệp là một khái niệm cơ bản để chỉ một trạng thái lành mạnh về tình hình tài chính doanh nghiệp trong giới hạn an toàn. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của doanh nghiệp, Nhà nước mà các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp như ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác...
Tài chính doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng cũng như hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Bài báo đã đánh giá được một số ưu điểm, hạn chế về thực trạng an toàn tài chính doanh nghiệp của các DNKTT thuộc TKV giai đoạn 2009 - 2015 trên một số nội dung của an toàn tài chính doanh nghiệp như: khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn... Đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho các DNKTT thuộc TKV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Tiến Hưng, Nghiên cứu giải pháp nâng cao an toàn tài chính trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV, Luận án tiến sĩ, 2016.
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Quy định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
3. Ủy ban tài chính, ngân sách của quốc hội (2012), Các giải pháp đổi mới chính sách tài chính phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế, Dự án "Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam" Tài liệu phục vụ Đại biểu Quốc hội, Hà Nội.
4. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khai thác than giai đoạn 2009- 2015, Quảng Ninh.
THE FINANCIAL SECURITY SITUATION IN COAL MINING
ENTERPRISES UNDER VIETNAMNATIONALCOAL-MINERAL
INDUSTRIESHOLDING CORPORATION LIMITED FROM 2009 TO 2015
Dr. NGUYEN TIEN HUNG
MA. PHAM THI NGUYET
Hanoi University of Mining and Geology
ABSTRACT:
The assessment of the situation of financial security in coal mining enterprises under the Vinacomin is an important task in order to find strengths and analyze the limitations, proposing solutions to improve financial safety and business efficiency. This article introduces the basic theoretical issues on financial security in enterprises, evaluates the financial safety situation in coal mining enterprises and proposes some solutions to improve financial safety in joint ventures. Mining industry of TKV.
Keywords: Financial safety, enterprises, coal mining, Vietnam Coal and Mineral Industries Group (Vinacomin).
Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 06 tháng 05/2017 tại đây