1. Đập Tam Hiệp (22.500 MW) China
Đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc và cũng là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện. Nhà máy này có thể sản xuất được khoảng 22.500MW điện. Chi phí xây dựng con đập này lên tới 37 tỷ USD.
Đập bắt đầu xây từ năm 1994 và phải tới năm 2012 mới chính thức hoàn thành. Nhà máy điện khổng lồ có tới 32 tuốc-bin chính và 2 máy phát điện nhỏ. Mỗi tuốc-bin có công suất 700MW, kèm 2 máy phát điện là 100MW.
Con đập này thậm chí có khả năng làm chậm vòng quay của Trái Đất, vì khối lượng nước dự trữ trong hồ là vô cùng lớn.
2. Đập Itaipu (14.000 MW) Brazil/Paraguay
Đập Itaipu nằm ở biên giới giữa Brazil-Paraguay. Công suất của nhà máy này có thể đạt tới 14.000MW. Chi phí xây dựng con đập này là 19,6 tỷ USD.
Đập Itaipu đưa vào sử dụng từ năm 1984 và từng đạt kỷ lục thế giới về sản lượng điện năng. Số lượng bê tông để xây con đập này theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel.
3. Đập Bạch Hạc Than
Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở Trung Quốc. Đập nằm trên sông Kim Sa ở tỉnh Vân Nam. Mục đích chính của đập là sản xuất thủy điện, nhà máy điện của đập có công suất lắp đặt là 13.860 MW. Ngoài ra, đập Bạch Hạc Than còn có vai trò kiểm soát lũ lụt, kiểm soát phù sa và xả nước theo quy định nhằm cải thiện lượng nước hạ lưu. Chi phí xây dựng con đập này là 6,2 tỷ USD.
4. Đập Guri
Đập Guri, là một đập trọng lực ở bang Bolívar, Venezuela trên sông Caroni, được xây dựng từ năm 1963 đến 1969. Chiều dài 7.426 mét và cao 162 m. Con đập này có công suất lên tới 10.300MW và là nơi chứa nguồn nước ngọt lớn nhất của Venezuela.
Đập Guri cung cấp khoảng 73% sản lượng điện hàng năm cho toàn Venezuela.
5. Đập Tucurui
Đây là dự án thủy điện lớn đầu tiên của Brazil. Đập Tucuruí là một đập trọng lực bê tông trên sông Tocantins, quận Tucuruí, bang Pará, Brazil. Mục đích chính của đập là sản xuất thủy điện và điều tiết nước. Đây là dự án thủy điện quy mô lớn đầu tiên trong rừng nhiệt đới Amazon của Brazil. Công suất lắp đặt của nhà máy 25 tổ máy là 8.370 mêgawatt.