Trường Đại học Luật - Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2024

Năm 2024, Trường Đại học Luật - Đại học Huế tuyển sinh theo 04 phương thức.
Trường Đại học Luật - Đại học Huế
Trường Đại học Luật - Đại học Huế

1. Phương thức tuyển sinh của Trường Đại học Luật - Đại học Huế

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ) 

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành

- Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo phương thức riêng của Trường Đại học Luật - Đại học Huế

2. Chỉ tiêu theo ngành, theo từng phương thức tuyển sinh 

Trường Đại học Luật - Đại học Huế

* Kết thúc năm học thứ 3 sinh viên sẽ đăng kí chuyên ngành theo nguyện vọng.

3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

- Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT: Đã tốt nghiệp THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 điểm áp dụng đối với tất cả tổ hợp đăng kí xét tuyển, điểm xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng nếu có (làm tròn đến 2 chữ số thập phân). 

- Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Trường Đại học Luật - Đại học Huế sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và công bố trên trang thông tin điện tử của Nhà trường và của Đại học Huế trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

4. Các điều kiện sử dụng trong xét tuyển

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (học bạ):

Điểm xét tuyển bằng tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển

Sử dụng kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở cấp THPT của 3 học kỳ: Học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 để tính điểm xét tuyển. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) mỗi môn học của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12. Điều kiện xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải >=18.0:

ĐXT = (Môn 1 + Môn 2 + Môn 3) + ĐƯT (nếu có)

(Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên).

Nếu số thí sinh có cùng mức điểm xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu xét tuyển thì ưu tiên xét tuyển các thí sinh có điểm trung bình chung học tập năm học lớp 12 cao hơn.

Trường hợp tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết quả học tập bậc THPT chưa hết chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả của kỳ thi TN THPT năm 2024 và ngược lại.

* Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy năm 2024 và số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển, Trường Đại học Luật - Đại học Huế sẽ quyết định điểm trúng tuyển cho các ngành học.

5. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Luật - Đại học Huế

- Các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế hiện hành;

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo các tiêu chí cụ thể như sau:

+ Thí sinh là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic quốc tế, thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế.

+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

+ Thí sinh thuộc các trường THPT chuyên, THPT năng khiếu, THPT thực hành, đạt học lực giỏi năm học lớp 12.

+ Thí sinh thuộc các trường THPT đạt học lực giỏi năm học lớp 11 và lớp 12.

+ Thí sinh có học lực loại khá trong cả 3 năm học THPT trở lên và đáp ứng điều kiện về ngoại ngữ sau:

Tiếng Anh: có chứng chỉ IELTS đạt điểm từ 5,0 trở lên, TOEFL iBT đạt từ 64 điểm trở lên hoặc TOEIC (4 kĩ năng) đạt từ 600 điểm trở lên; chứng chỉ còn thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp tính đến ngày 30/6/2024.

Tiếng Pháp/tiếng Nhật/tiếng Hàn/tiếng Trung: là học sinh lớp 12 chuyên tiếng Pháp/tiếng Nhật/tiếng Hàn/tiếng Trung của các trường THPT chuyên hoặc là học sinh lớp song ngữ có học tiếng Pháp/ tiếng Nhật/tiếng Hàn/tiếng Trung của các trường THPT và điểm trung bình tiếng Pháp/tiếng Nhật/tiếng Hàn/tiếng Trung năm lớp 12 từ 7,5 điểm trở lên.

+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các năm 2022, 2023, 2024 ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, GDCD
+ Thí sinh tham dự Vòng thi tuần cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" của Đài truyền hình Việt Nam và có học lực loại khá trong cả 3 năm học THPT trở lên.

+ Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển theo Quy chế hiện hành.

Phương Anh