Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (đối với tất cả 11 ngành tuyển sinh: Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Dược học, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế công cộng và Dinh dưỡng).
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (đối với ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học)
Chỉ tiêu tuyển sinh của Trường đại học Y Dược - Đại học Huế
Ngưỡng đầu vào
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng Tuyển sinh Đại học Huế.
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (đối với tất cả các ngành đào tạo).
+ Điều kiện xét tuyển: Các thí sinh có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Sinh học, Hóa học (đối với Mã tổ hợp môn xét tuyển B00), hoặc có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Vật lý, Hóa học (đối với Mã tổ hợp môn xét tuyển A00), hoặc có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Sinh học, Tiếng Anh (đối với Mã tổ hợp môn xét tuyển B08) và các điểm ưu tiên (nếu có) phải bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế quy định.
+ Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
+ Điểm xét tuyển: Tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Mã tổ hợp môn xét tuyển B00 (áp dụng cho tất cả các ngành):
Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi/môn thi (a) + điểm ưu tiên (b)
(a) = điểm bài thi Toán + điểm môn thi Sinh học + điểm môn thi Hóa học
(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực
Mã tổ hợp môn xét tuyển A00 (áp dụng thêm cho các ngành Dược học và Kỹ thuật hình ảnh y học)
Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi/môn thi (a) + điểm ưu tiên (b)
(a) = điểm bài thi Toán + điểm môn thi Vật lý + điểm môn thi Hóa học
(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực
Mã tổ hợp môn xét tuyển B08 (áp dụng thêm cho các ngành: Y học dự phòng, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng và Dinh dưỡng)
Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi/môn thi (a) + điểm ưu tiên (b)
(a) = điểm bài thi Toán + điểm môn thi Sinh học+ điểm môn thi Tiếng Anh
(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực
+ Điểm trúng tuyển: Điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo.
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số). Tổng điểm ưu tiên được tính theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (đối với ngành Y khoa, ngành Răng - Hàm - Mặt và ngành Dược học).
+ Điều kiện xét tuyển:
Các thí sinh có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển ngành và các điểm ưu tiên (nếu có) phải bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế quy định.
Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn sử dụng (sẽ có Thông báo cụ thể về thời hạn của chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế).
Thí sinh đạt IELTS Academic 6.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 79 trở lên hoặc TOEFL ITP 561 trở lên.
Đơn vị cấp chứng chỉ:
+ TOEFL iBT, TOEFL ITP: Educational Testing Service (ETS).
+ IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP).
(Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế sẽ kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển).
+ Chỉ tiêu: ngành Y khoa 40 chỉ tiêu, ngành Răng hàm mặt 20 chỉ tiêu, ngành Dược học 20 chỉ tiêu. Chỉ tiêu này khi xét tuyển còn dư thì sẽ chuyển qua phương thức 1 để xét.
+ Nguyên tắc xét tuyển:
Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định kèm theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Riêng chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện về Ban Đào tạo và Công tác sinh viên, Đại học Huế theo địa chỉ: số 01 Điện Biên Phủ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Điểm xét tuyển: Tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi/môn thi (a) + điểm ưu tiên (b)
(a) = điểm bài thi Toán + điểm môn thi Sinh học cho tổ hợp B00 (hoặc điểm thi môn Vật lý cho tổ hợp A00) + điểm môn thi Hóa học
(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực
+ Điểm trúng tuyển: Điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo.
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số). Tổng điểm ưu tiên được tính theo Quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Điểm trúng tuyển của các thí sinh ở phương thức 2 không được thấp hơn điểm trúng tuyển ở phương thức 1 trong cùng 1 ngành là 02 (hai điểm).
Chính sách ưu tiên
Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào đại học năm 2024 với chỉ tiêu và tiêu chí cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu:
+ Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển không quá 10% so với chỉ tiêu của mỗi ngành.
+ Đối tượng dự bị trung ương về, cử tuyển và hợp đồng theo địa chỉ sử dụng: Ngành Y khoa xét tuyển không quá 10 thí sinh, các ngành còn lại không vượt quá 5% chỉ tiêu của ngành.
+ Tiêu chí để được xét tuyển thẳng vào các ngành đào tạo cụ thể như sau:
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành đào tạo của trường.
Danh sách ngành đào tạo đại học thí sinh đăng ký học theo môn đoạt giải học sinh giỏi
**Thí sinh đoạt giải nhất Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xét tuyển thẳng vào ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng; Tiêu chí phụ: Nếu nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển vào một ngành, Hội đồng Tuyển sinh sẽ sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12) thuộc tổ hợp 3 môn xét tuyển theo ngành.
**Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành: Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế công cộng, Dinh dưỡng. Tiêu chí phụ: Nếu nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển vào một ngành, Hội đồng Tuyển sinh sẽ sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12) thuộc tổ hợp 3 môn xét tuyển theo ngành.
**Thí sinh đoạt giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế, quốc gia phải có đề tài đoạt giải phù hợp với ngành đào tạo và do Hội đồng tuyển sinh xét.
Học bổng và các chế độ chính sách hỗ trợ sinh viên
- Học bổng khuyến khích học tập (HBKKHT):
+ Trung bình mỗi năm học trường xét cấp HBKKHT cho khoảng 900 sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên với kinh phí khoảng hơn 12 tỷ đồng. Quỹ HBKKHT được bố trí tối thiểu 08% từ nguồn thu học phí của sinh viên.
+ Xếp loại và các mức HBKKHT gồm 3 mức: Khá (bằng mức trần học phí), Giỏi (bằng 125% mức Khá), Xuất sắc (bằng 150% mức Khá).
- Học bổng tài trợ:
Nhà trường thường xuyên tìm kiếm các nguồn học bổng tài trợ từ các tổ chức /cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho các sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập. Hàng năm duy trì khoảng 30 nguồn học bổng tài trợ xét cấp cho trên 500 sinh viên với tổng kinh phí khoảng 05 tỷ đồng (trung bình mỗi suất học bổng từ 10-15-20 triệu đồng, có những học bổng có thể đủ chi phí học tập – sinh hoạt /cấp cả khóa học, …).
- Các chế độ chính sách khác:
+ Việc xét miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, trợ cấp xã hội cho các sinh viên thuộc diện gia đình chính sách được thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào mỗi học kỳ học tập của sinh viên, trung bình mỗi năm học có khoảng 900 lượt sinh viên được miễn giảm học phí, hỗ trợ, trợ cấp với tổng số tiền gần 08 tỷ đồng.
+ Sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn được tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thông qua hộ gia đình (mức vay tương đương học phí và chi phí sinh hoạt hiện nay là 4,0 triệu /tháng, lãi suất ưu đãi khoảng 0,55%).