Thanh Hoá: Nhiều lao động nông thôn sẽ được dạy nghề

Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Hội nghị triển khai đề án “Đào tạo nghề cho người lao động nông thôn”. Năm 2011, Đề án chính thức đi vào hoạt động hàng trăm nghìn lao động nông thôn sẽ được tạ

Quyết định 1956/QĐ-TTg về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đề ra mục tiêu mỗi năm sẽ đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ công chức xã. Đề án được chia làm nhiều giai đoạn: giai đoạn 2009 - 2010; giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016- 2020.

Thanh Hoá hiện có 87 cơ sở dạy nghề (47 cơ sở dạy nghề công lập và 40 cơ sở dạy nghề ngoài công lập). Để xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và  Đầu tư và UBND các huyện, thị xã, thành phố điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn, đồng thời, xây dựng danh mục các nghề, soạn thảo giáo trình, chương trình dạy nghề...

Trong giai đoạn hiện nay, Thanh Hóa chọn huyện Nga Sơn (vùng biển) và huyện Thọ Xuân (vùng đồng bằng  trung du) làm thí điểm 2 mô hình dạy nghề nông và mô hình dạy nghề phi nông nghiệp. Về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, đề án của Thanh Hóa đặt ra mục tiêu sẽ hoàn thiện vào năm 2013. Riêng đối với 7 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, sẽ triển khai lập dự án đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề ngay tại địa phương. Tính đến ngày 14/5/2010 đã có 16/27 huyện, thị xã, thành phố nộp đề án. Theo kế hoạch, vào năm 2011, năm đầu tiên thực hiện đề án, tỉnh Thanh Hoá đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ lao động đào tạo đạt trên 43%, trong đó dạy nghề trên 29%, tuyển đào tạo nghề cho 58.500 người.

Tuy nhiên, mối lo phát sinh là sau khi được đào tạo nghề, lao động nông thôn lại rơi vào tình trạng không có chỗ làm, hoặc sản phẩm làm ra lại bị “bí” đầu ra? Thiết nghĩ, UBND tỉnh Thanh Hoá cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở nghiên cứu nhu cầu nguyện vọng của người lao động, thế mạnh của từng địa phương, chứ không nên đào tạo tràn lan, bỏ qua chất lượng. Ngoài ra, phải liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh cùng tham ra đào tạo nghề cho lao động nông thôn và gắn trách nhiệm bao tiêu sản phẩm của người lao động cho chính doanh nghiệp đó.

  • Tags: