Báo cáo diễn biến động thái nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2005

A. Đồng bằng Bắc Bộ 1. - Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) tầng chứa nước Pleistocen trung-thượng (qp) 6 tháng đầu năm 2005 thấp hơn giá trị cùng kỳ năm trước và trung bình nhiều năm.

 

- Thành phần hoá học nước dưới đất: độ tổng khoáng hoá nước dưới đất (TDS) tổng hợp cho tầng qp là 862mg/l giảm 107mg/l so với trung bình nhiều năm. Các nguyên tố Mn, As có tỷ lệ mẫu vượt chỉ tiêu cho phép cao theo tiêu chuẩn TCVN_5944-1995 về Tiêu chuẩn ô nhiễm nước ngầm của Bộ Khoa Học và Công Nghệ năm 1995 như Mn-38%, As 23%; hàm lượng cao nhất của các nguyên tố Mn, As  lần lượt là 2,56mg/l (Q129b- Hưng Yên), 0,27 (Q58a- Hoài Đức -Hà Tây). Có 9/24 mẫu nghiên cứu có hàm lượng NH4+ vượt quá chỉ tiêu cho phép. Hàm lượng cao nhất là 61,2mg/l (Q69a - Hà Đông- Hà Tây).

B.        Đồng bằng Nam Bộ

- Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) các tầng chứa nước Pleistocen trung-thượng (qp2-3), Pleistocen hạ qp1, Pliocen m2, Miocen (m1) 6 tháng đầu năm 2005 đều thấp hơn giá trị cùng kỳ năm trước và giá trị trung bình nhiều năm (1995-2005). Tại các vùng khai thác với lưu lượng lớn mực nước dưới đất có xu hướng giảm mạnh.

- Mực nước sâu nhất cách mặt đất tầng chứa nước Pliocen (m2) ở vùng Cà Mau tại lỗ khoan quan trắc Q17704T là 14,7m cách mặt đất, thấp hơn cùng kỳ năm trước 1,27m. Dự báo 6 tháng cuối năm mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu 15,5m cách mặt đất. Mực nước sâu nhất cách mặt đất ở Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh tại lỗ khoan quan trắc Q015030 là 26,29m cách mặt đất, thấp hơn cùng kỳ năm trước 1,01m. Dự báo 6 tháng cuối năm mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu 27,5m cách mặt đất.

- Thành phần hoá học nước dưới đất: Độ tổng khoáng hoá nước dưới đất tổng hợp cho các tầng chứa nước có xu hướng thay đổi so với năm 2005 và so với trung bình nhiều năm (1995-2005).

Hầu hết yếu tố vi lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước đều nằm dưới chỉ tiêu cho phép trừ Mangan và Thuỷ ngân. Trong đó, tầng qp1  có 1/2 mẫu có hàm lượng Mangan vượt chỉ tiêu cho phép (Q40903A-Nhà máy nước Sóc Trăng), tầng  tầng m2 có 6/12 mẫu có hàm lượng Mangan vượt chỉ tiêu cho phép, lỗ khoan có hàm lượng cao nhất (1,1mg/l) là Q204040 - Châu Thành - An Giang, 1/12 mẫu có hàm lượng thuỷ ngân  vượt chỉ tiêu cho phép với hàm lượng 0,001mg/ (lỗ khoan Q217040- Duyên Hải - Trà Vinh ).

C. Vùng Tây Nguyên

- Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) vùng Tây Nguyên thấp hơn so với giá trị trung bình nhiều năm (trừ tháng 1 và tháng 2), so với cùng kỳ năm trước thì mực nước cứ ngày càng suy giảm.

- Tại các vùng khai thác với lưu lượng lớn Ban Mê Thuột mực nước có xu hướng suy giảm. Mực nước sâu nhất  cách mặt đất ở vùng Ban Mê Thuột tại lỗ khoan quan trắc C5o  là 33,9m, thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,29m. Dự báo 6 tháng cuối năm mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu 34,3m cách mặt đất.

- Thành phần hoá học nước dưới đất: độ tổng khoáng hoá trung bình mùa khô năm 2005 là 110mg/l, thay đổi không đáng kể so với trung bình cùng kỳ năm trước và so với trung bình nhiều năm. Các yếu tố vi lượng, thuốc trừ sâu trong nước dưới đất đều nằm trong giới hạn cho phép trừ Thuỷ ngân và Mangan. Hàm lượng Mangan cao nhất đạt 1,19mg/l ( Lỗ khoan 18T - TT. An Khê - Gia Lai), hàm lượng thuỷ ngân cao nhất đạt 0,003mg/l (Lỗ khoan136T - LăkTo-KonTum).
  • Tags: