Tham dự lễ Bế mạc Hội diễn có Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng phu nhân, ông Nguyễn Văn Ngàng - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Lý Quốc Hùng - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam, cùng đông đảo cán bộ, công nhân viên lao động ngành Công Thương.
Theo ông Lý Quốc Hùng - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam, hầu hết các đoàn đã xây dựng chương trình bám sát chủ đề tư tưởng, nội dung và thể lệ cuộc thi, trong đó có không ít đoàn còn chú trọng đầu tư về kịch bản, dàn dựng, luyện tập công phu, nghiêm túc, kết hợp hài hòa các yếu tố lịch sử, truyền thống dân tộc với thời đại, sử dụng hình ảnh minh họa, kết hợp với âm thanh, ánh sáng phù hợp, tạo nên một không gian nghệ thuật đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc.
56 Huy chương vàng, 42 Huy chương bạc cùng nhiều giải thưởng phụ được trao cho các tổ chức công đoàn và đoàn viên xuất sắcNhiều cá nhân đã giành giải cao trong các tiết mục đọc thơ, đơn ca, múaNhạc sĩ Trương Ngọc Ninh - Trưởng ban Giám khảo đánh giá cao sự đầu tư công phu của các đoàn đối với từng tiết mục dự thi: “Giải thưởng chỉ là ước lượng tương đối, bởi hầu hết các tiết mục đều có chất lượng cao, khó mà phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Quan trọng là sau hội diễn, ai cũng căng tràn sức sống, hăng say cống hiến hơn cho ngành Công Thương, cho đất nước”.
Tiết mục "Hướng về Hà Nội" của thí sinh Minh Đức đã giành giải nhất tiết mục cá nhânNhạc sĩ cũng cho biết thêm, ngoài nội dung trình diễn, các đơn vị còn chú trọng đầu tư về kỹ thuật hòa âm phối khí, trang phục, đạo cụ… thể hiện tính chuyên nghiệp cao mà ít hội diễn văn nghệ quần chúng nào có được.
Các đơn vị đã thể hiện lại nhiều ca khúc quen thuộc một cách sáng tạo, phá cách; đồng thời có thêm nhiều ca khúc, tiết mục tự sáng tác, tự dàn dựng, biên đạo rất công phu, bài bản. Các thể loại biểu diễn cũng phong phú, đa dạng hơn với các làn điệu dân ca, độc tấu đàn dân tộc… Có những tiết mục đã đưa khán giả về với cội nguồn dân tộc, mang tính lịch sử xa xưa; cũng có tiết mục kết cấu như một câu chuyện tình thời chiến; lại có tiết mục đưa khán giả về với biển đảo, về với các chiến sĩ thân thương…
Nhiều ca khúc quen thuộc được các đội sáng tạo, phá cáchHội diễn Nghệ thuật quần chúng ngành Công Thương lần thứ II năm 2016 đã diễn ra trong không khí thi đua lao động sôi nổi, hăng say sáng tạo nghệ thuật nhằm ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; ca ngợi quê hương đất nước, con người Việt Nam; ca ngợi tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, truyền thống anh hùng của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên ngành Công Thương.
Rất nhiều tiết mục tự sáng tác, tự dàn dựng, biên đạo rất công phu, bài bản được các đội thi mang đến Hội diễnQua từng chương trình, tiết mục được các đơn vị dàn dựng công phu, đầy tính chuyên nghiệp đã khắc họa nên một bức tranh nghệ thuật sinh động, trong đó các đơn vị đã có cơ hội giao lưu, học hỏi và thể hiện mình trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, đồng thời giới thiệu những gương mặt mới đầy triển vọng.
Sau 3 ngày tranh tài, với những tiết mục ngang tài ngang sức, đã có 56 Huy chương vàng, 42 Huy chương bạc được trao cho các tiết mục như: đọc thơ, độc tấu, nhạc kịch, hòa tấu, múa (tập thể, đơn, đôi), hợp xướng, tốp ca và hợp ca, tam và tứ ca, đơn ca.
Tiết mục đọc thơ về ngành Công Thương đã giành giải cao cá nhânNgoài ra, còn có 4 giải phụ được trao cho các đơn vị có sáng tác hay về ngành nghề, đơn vị tuyên truyền về ngành nghề xuất sắc, Chủ tịch Công đoàn nhiệt tình nhất và giải cổ động viên nhiệt tình nhất.
Hướng về biển đảo, ca ngợi tổ quốc là chủ đề của Hội diễn lần nàyTiết mục dự thi đạt giải của Công đoàn Trường Đại học Sao ĐỏNhững ca khúc hướng về Tổ quốc thiêng liêngHội diễn kết thúc đã góp phần tạo nên một sân chơi giao lưu lành mạnh, tạo nên một không khí vui tươi phấn khởi, đẩy mạnh phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng, nâng cao đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu được sáng tạo và hưởng thụ văn hóa - văn nghệ trong cán bộ công nhân viên, góp phần động viên phong trào thi đua lao động nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển ngành Công Thương năm 2016.