Nước biển là nước từ các biển hay đại dương với độ mặn khoảng 3,5% - nghĩa là mỗi lít nước biển chứa khoảng 35 gam muối. Độ mặn này không đồng nhất trên toàn cầu, phần lớn nằm trong khoảng 3,1-3,8%. Cùng tìm hiểu xem biển nào mặn nhất thế giới
1. Hồ Don Juan Pond ở Nam Cực, độ mặn 47,4%
Don Juan Pond là hồ siêu mặn ở thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực. Trong khi nồng độ muối ở Biển Chết vào khoảng 33% thì ở Don Juan Pond với độ mặn 47,4%. Điều này khiến cho nước hồ không bị đóng băng ngay cả ở nhiệt độ dưới -50 độ C.
2. Hồ Gaet’ale Pond ở Ethiopia, độ mặn 43%;
Gaet’ale Pond, một hồ nước nhỏ nằm cạnh miệng núi lửa Dallol ở Ethiopia’s Danakil Depression có độ mặt là 43%, khi sờ vào nhờn giống như dầu mỡ chứ không phải nước mặn.
3. Hồ Retba ở Senegal, độ mặn 40%
Hồ Retba tọa lạc ở phía Bắc của bán đảo Cap Vert và phía Đông Bắc cách thủ đô Dakar của nước Senegal khoảng 35km
4. Biển Đỏ (Hồng Hải)
Với 3,6% ở vùng biển phía bắc và 4,1% ở vùng biển phía nam. Biển Đỏ có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á, thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Biển Đỏ dài khoảng 1.900 km và chỗ rộng nhất đến hơn 300km, độ sâu tối đa là 2.500m.
5. Hồ Assal ở Djibouti, độ mặn 34,8%.
Hồ Assal nằm ở miền trung nước Djibouti, bên trong một vùng trũng khép kín ở phần cuối phía bắc của Thung lũng tách giãn Lớn. Hồ nằm trong sa mạc Danakil, được bao bọc bởi những ngọn đồi ở khu vực phía tây. Không có dòng chảy nào bắt nguồn từ hồ và do tình trạng bốc hơi cao, độ mặn của nước hồ cao gấp 10 lần so với độ mặn nước biển.
6. Biển Chết
Biển Chết nằm trong đứt gãy biển Chết, là một phần của vết nứt dài Đại Thung Lũng dài 6.000km từ dãy Taurus (Thổ Nhĩ Kỳ) đến thung lũng Zambezi ở nam châu Phi. Biển này dài khoảng 75km, nơi rộng nhất và sâu nhất lần lượt là 18km và 400m, với bề mặt nằm ở 417,5m dưới mực nước biển.
Ở biển Chết, người ta ghi nhận độ mặn nước khoảng 33,7%, tức gấp gần 10 lần so với độ mặn tiêu chuẩn của nước biển.