Thực hiện Chính sách chất lượng đã công bố, Bộ Công Thương vừa chính thức ban hành mục tiêu chất lượng và Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2023. Cụ thể:
Mục tiêu chất lượng năm 2023
1. Hoàn thành 100% Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương đồng thời gian quy định (trừ trường hợp cá biệt).
2. Đảm bảo hoàn thành 100% các Chương trình, Kế hoạch, nhiệm vụ về cải cách hành chính của Bộ Công Thương và Chính phủ giao.
3. Ngành Công Thương phấn đấu đạt các mục tiêu sau đây:
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 8 - 9% so với năm 2022
- Tỷ trong công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP năm 2023 đạt khoảng 25,5%
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2022.
- Cán cân thương mại duy trì trạng thái xuất siêu.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng Bán cá so với năm 2022
- Cân đối về điện
+ Tổng công suất nguồn điện (không bao gồm điện mặt trời mà nhà)
năm 2023 dự kiến đạt 83.156 MW, tăng 4,4% so với ước thực hiện năm 202
+ Tỷ lệ dự phòng công suất nguồn (không bao gồm điện năng lượng tái tạo) dự kiến đạt 18,8% -20,1%.
+ Điện thương phẩm năm 2023 dự kiến đạt khoảng 259,5 – 263,6 kWh, tăng 7,4 + 9,1% so với ước thực hiện năm 2022. + Điện sản xuất và nhập khẩu năm 2023 dự kiến đạt khoảng 289,9 - 294,3 tỷ kWh, tăng 8,0 - 9,7% so với ước thực hiện năm 2022.
4. Thực hiện áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015
Kế hoạch thực hiện Mục tiêu chất lượng năm 2023
Thực hiện Mục tiêu 1: Hoàn thành 100% Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương đồng thời gian quy định (trừ trường hợp cá biệt)
Xây dựng Chương trình; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đồng thời kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đề ra.
Thực hiện Mục tiêu 2: Đảm bảo hoàn thành 100% các Chương trình, Kế hoạch, nhiệm vụ về cải cách hành chính của Bộ Công Thương và Chính phủ giao.
Lập kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Kế hoạch; rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính đồng thời kiểm tra việc thực hiện.
Thực hiện Mục tiêu 3: Về các mục tiêu Ngành Công Thương phấn đấu đạt được
Đẩy nhanh quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo, triển khai mạnh mở và thực chất cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, trong đó xác định trọng tâm đẩy nhanh thực hiện nguyên tắc chất lượng, lấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của đầu tư, khả năng tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu làm tiêu chí.
Rà soát, cân đối lại các nguồn năng lượng và thực hiện các cơ chế chính sách trong dài hạn và theo hướng bền vững trên cơ sở tham gia của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và trở thành động lực của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm không thiếu điện phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thực hiện phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước để hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương theo đúng phương án, kế hoạch, lộ trình được phê duyệt.
Tập trung xử lý các vấn đề về xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ngoài nước cho hàng hóa Việt Nam. Xác định nâng cao cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp tạo sự kết nối đồng bộ trong xử lý các vấn đề phái sinh trong thương mại quốc tế như vượt qua các rào cản thương mại, kiểm dịch động thực vật, chống trợ cấp, chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Triển khai thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam hiệu quả và bền vững. Trong đó, tham mưu với Chính phủ và Ban Chỉ đạo liên ngành về tập trung thực thi các cam kết hội nhập; đặc biệt là làm rõ cơ chế theo dõi, giám sát, đôn đốc và đề cập trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức thực thi các cam kết hội nhập đạt hiệu quả.
Tổ chức lực lượng quản lý thị trường đấu tranh chống kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại là trực tiếp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 nhằm tạo sự chuyển biến căn bản và bền vững hơn cho khu vực thị trường trong nước, tiếp tục làm nền tảng cho tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo.