Các doanh nghiệp Vận tải cần phải chủ động giảm giá cước, khi giá xăng, dầu giảm giá

Quyết định của Liên Bộ Công Thương – Tài chính chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu giảm giá giảm giá bán lẻ 1000 đồng/ lít vào ngày 14/8/2008, đã như chất xúc tác khiến cho thị trườn

     Từ những tác động tích cực nói trên, đã làm cho chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 8 của cả nước giảm xuống còn 1,56%. Tuy nhiên chỉ số này, đã có thể giảm xuống 1% nếu như các doanh nghiệp kinh doanh taxi và vận tải không đứng ngoài cuộc trong việc chủ động giảm giá cước. Vậy phản ứng của cơ quan quản lý nhà nước và người dân như thế nào trước thái độ “thờ ơ” cố tình không giảm giá cước của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khi giá xăng, dầu ngày 27/8/2008, tiếp tục giảm 1000 đồng/lít?

        Ông Hoàng Minh Huân, cán bộ nghỉ hưu sống tại Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: Trước tình hình xăng dầu thế giới trong vòng 15 ngày luôn giữ ổn định ở ngưỡng 115 đến 120 USD/thùng, thì việc quyết định của Liên Bộ Công Thương – Tài chính chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tiếp tục giảm giá bán lẻ xăng, dầu 1000 đồng/lít là hoàn toàn đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, để người tiêu dùng thật sự được hưởng lợi từ quyết định đúng đắn đó thì cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp phải cương quyết chỉ đạo và xử lý các trường hợp “ăn theo” tăng giá khi giá dầu điều chỉnh theo chiều hướng tăng và cố tình không giảm giá cước khi trong vòng nửa tháng giá xăng dầu trong nước đã giảm tổng cộng 2000 đồng/lít. Cụ thể là “ngày hôm qua sau khi giá xăng, dầu bắt đầu giảm vào lúc 10 giờ, thì tối tôi có đi taxi của hãng  Ha Noi taxi sang nhà con gái chơi. Tưởng sau đợt giảm giá xăng dầu lần 2 này, các doanh nghiệp taxi sẽ có động thái giảm giá cước, những khi gửi tiền thì tài xế vẫn tính như giá cước cũ (tăng 25% của ngày 15/8/2008 sau khi giá xăng, dầu trong nước bất ngờ được điều chỉnh tăng 4000 đồng/lít). Trước sự việc trên, với tư cách là một người dân, cũng như một hành khách thường xuyên đi taxi tôi đã hỏi tài xế là trong vòng nửa tháng giá xăng, dầu đã giảm 2000 đồng/lít tại sao giá cước các anh vẫn giữ nguyên? Sau khi tôi hỏi vậy thì tài xế taxi suy nghĩ một chút, sau đó vừa nói vừa cười trả lời tôi “bác ơi! Hiện nay chúng cháu chưa có chỉ đạo nào của ban giám đốc công ty về việc giảm giá cước. Bởi theo cháu được biết, trong thời gian qúa ngắn mà liên tục phải điều chỉnh, thay đồng hồ tính giờ thì các hãng taxi sẽ thiệt hại rất lớn bác ạ”.

        Bà Bùi Thị Viết, sống tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đã bức xúc cho chúng tôi biết: Tôi là người kinh doanh các mặt hàng như đệm và nhiều hàng cồng kềnh khác, chính vì vậy thường xuyên phải thuê các hãng vận vận tải chuyên nghiệp để trở. Vì vậy đợt điều chỉnh giá bán xăng, dầu tăng lên tận 4000 đồng/lít vào cuối tháng 7 vừa qua khiến cho những người buôn bán chúng tôi phải chi phí thêm 25 đến 30% để thuê các hãng vận tải vận chuyển. Mặc dù mỗi tháng cũng phải “nghiến răng móc túi” chi thêm 1,5 triệu đồng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng việc tăng 4000 đồng/lít của nhà nước là phù hợp với giá xăng, dầu của thế giới, vì thế việc các hãng vận tải tăng giá cước cũng hợp lẽ. Tuy nhiên, điều chúng tôi bức xúc nhất là trong vòng nửa tháng trời nhà nước đã giảm 2000 đồng/lít xăng, dầu mà các doanh nghiệp vận tải vẫn giữa nguyên giá cước. Như vậy có phải là chúng tôi thiệt đơn thiệt kép không?”

      Trên đây là một số ý kiến của người dân trước thái độ “thờ ơ” của các doanh nghiệp taxi và vận tải quyết định không giảm giá cước cho người tiêu dùng, bất chấp giá xăng dầu đã giảm xuống rất nhiều. Đây là những quyết định hoàn toàn trái với quy luật của thị trường, bởi khi giá xăng trong nước được điều chỉnh theo chiều hướng tăng thì người tiêu dùng đã chia sẻ bằng cách chấp nhận mức cước mà các doanh nghiệp tăng 25 đến 30%. Song khi giá xăng, dầu giảm mạnh thì các doanh nghiệp này, cũng phải đáp lại bằng cách giảm cước phí vận chuyển mới hợp lẽ. Nhưng trên hết vì lợi ích riêng của doanh nghiệp mình mà họ đã bỏ mặc quên mất lợi ích của người tiêu dùng.

     Xin lưu ý cho các doanh nghiệp kinh doanh taxi, vận tải biết rằng, trong thời gian tới Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra phối hợp với các cơ quan Thông tấn, báo chí để phát hiện và xử lý nghiêm khắc những mặt hàng “ăn theo” khi giá xăng, dầu tăng giá và vẫn giữ giá khi giá xăng, dầu đã giảm mạnh. Trong đó, được ưu tiên quan tâm hàng đầu kiểm tra đó là các hãng taxi và vận tải.