Kinh tế Việt Nam chuẩn bị như thế nào khi gia nhập FTA
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết: Hiệp định TPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mở ra cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do không chỉ nhằm mục tiêu mở cửa thị trường, mà còn là các bước đi khẳng định cam kết hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam, là bước đi quan trọng tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) phát triển.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo Hội thảo Nguồn: Chinhphu.vnPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Các FTA thế hệ mới mở ra một con đường, thậm chí là một đại lộ rất thênh thang cho Việt Nam, nhưng vấn đề là “cỗ xe” kinh tế Việt Nam được chuẩn bị như thế nào để đi trên con đường này đảm bảo an toàn và tới đích, đó mới là quan trọng” .
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểuTán thành quan điểm của Phó Thủ
tướng, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là chủ
trương nhất quán, xuyên suốt và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại
và hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước.
Bà Victoria Kwakwa - Phó Chủ tịch, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng thế giới cho biết: “Xuất khẩu là động lực chính giúp Việt Nam đạt thành tích tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 2000, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo luôn đạt mức tăng trưởng hơn 20% một năm và đến nay, kim ngạch đã đạt hơn 100 tỷ USD. Tỷ trọng trên GDP của Việt Nam đã gần đạt mức 180%, thuộc hàng cao nhất thế giới. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng đứng đầu thế giới. Các ngành công nghiệp chế tác, dệt may, giày dép hay lắp ráp điện tử đạt tăng trưởng cao”.
Theo bà Victoria Kwakwa, việc Việt Nam tham gia tích cực vào các hiệp định thế hệ mới như TPP và EVFTA không chỉ giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận với các thị trường rộng lớn, mà quan trọng hơn là thúc đẩy cải cách trong nước. Bà Victoria Kwakwa đánh giá: “Các hiệp định thương mại thế hệ mới sẽ thiết lập các luật chơi quốc tế và các luật chơi đó sẽ tác động mạnh hơn lên các chính sách và thể chế trong nước so với bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào đã ký trước đây”. Bà Victoria Kwakwa cũng chỉ ra, Việt Nam có mức GDP bình quân thấp nhất trong các thành viên TPP thì đây lại là một lợi thế “độc nhất, vô nhị” khi xét đến ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành khác hiện đang phải chịu thuế suất cao sẽ được hưởng lợi như ngành Dệt may.
Doanh nghiệp Việt đã sẵn
sàng hội nhập hơn
Tại buổi Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho hay: Khảo sát của VCCI cho thấy, DN Việt Nam đã sẵn sàng hơn trước TPP và EVFTA. Cụ thể 88,16% DN được hỏi đã biết về TPP; 83% DN biết về EVFTA; 93,78% DN biết về cộng đồng kinh tế SEAN; 97,35% DN biết về WTO; 77,8% DN biết về hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
Toàn cảnh buổi Hội thảoTheo bà Trang, DN Việt Nam lạc quan một cách tỉnh táo về tác động của các FTAs. Hơn 96% DN cho rằng các FTAs là cơ hội để DN tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; 80% DN cho rằng mang lại nhiều cơ hội hơn thách thức cho DN và 88,5% DN thấy sẽ tạo cơ hội mới cho DN…
Hơn nữa, DN đã có những tính toán nhất định để tận dụng những cơ hội từ các FTA, như việc đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý cho lãnh đạo DN; nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên; tiếp cận thị trường mới; nâng cao chất lượng sản phẩm...
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thu Trang cũng chỉ ra những trở ngại, thách thức đối với các DN như những cam kết phức tạp, dài dòng; ít hướng dẫn; chưa thực sự hiểu cam kết và những tác động của Hiệp định thương mại tự do; đặc biệt là là thông tin cam kết và thực thi từ phía cơ quan nhà nước...
Trước những khó khăn của DN, bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh, Việt Nam cần nỗ
lực nhiều trong đánh giá sửa đổi quy định trong thể chế ở nhiều ngành, cả kinh
tế và xã hội, đồng thời cam kết WB sẽ hỗ trợ tối đa các DN khi tham gia hiệp định
này.