Trong kết luận gần đây nhất theo văn bản số 26/LK/TW ngày 24/10/2003, Bộ chính trị đã chỉ đạo về chủ trương thị trường điện lực như sau:"Từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Tham gia hội nhập và mua bán điện với các nước trong khu vực". Cần "nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm ban hành thị trường điện lực cạnh tranh"
Để thực hiện được các chủ trương và mục tiêu đó, chiến lược phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh với 100% sở hữu nhà nước, bao gồm nhiều đơn vị thành viên, nắm giữ vị trí then chốt trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, làm công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, các chủ truơng, định hướng về thị trường điện của Đảng, các chiến lược phát triển của Tổng Công ty Điện lực là hoàn toàn phù hơp với xu thế hội nhập và cải tiến ngành công nghiệp điện đang diễn ra trên thế giới và khu vực. Đó cũng là những cơ sở để triển khai các dự án, hay đề tài nghiên cứu khoa học liên quan như : Lộ trình cải tổ ngành điện; Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp ngành điện; hay đề tài nghiên cứu: Thị trường năng lượng.
2. Các mô hình quản lý ngành điện
Cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu về ngành điện trên thế giới, có nhiều hình thức phân loại các mô hình quản lý ngành công nghiệp điện nhằm mô tả đặc trưng kinh doanh ngành điện. Tuy nhiên, phổ biến nhất là việc phân loại các mô hình được tổng kết từ công trình suất sắc về cạnh tranh và sự lựa chọn các thị trường điện của Sally Hunt và Graham Shuttleworth (1). Trong phạm vi bài này, chúng tôi chọn bốn loại mô hình tổ chức ngành điện, có tính điển hình nhất. Đó là: 1). Mô hình độc quyền ngành dọc;2). Mô hình cạnh tranh trong khâu sản xuất điện;3). Mô hình cạnh tranh giá bán buôn; 4). Mô hình cạnh tranh hoàn toàn.
Nếu ta hình dung các mô hình này như một dạng chuyển tiếp liên tục từ độc quyền hoàn toàn cho đến cạnh tranh hoàn toàn, thì mô hình 4 có thể được coi là cạnh tranh lý tưởng về mặt lý thuyết.
2.1 Mô hình độc quyền ngành dọc - Mô hình 1
Trong mô hình này không có sự cạnh tranh và khách hàng không có được sự lựa chọn. Trong đó, các chủ thể độc quyền sở hữu và vận hành tất cả các nhà máy điện, các mạng lưới truyền tải, phân phối và chịu trách nhiệm cung cấp điện cho khách hàng. Như vậy, khách hàng phụ thuộc vào các cơ sở độc quyền và không được chọn nhà cung cấp điện cho mình. Dịch vụ kiểu này có thể cung cấp cho toàn quốc gia. Và các nhà độc quyền cũng bị điều tiết chặt chẽ- thường thông qua việc giám sát giá điện.
Có nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến năm 2000 đều thuộc loại mô hình 1. Ví dụ như Công ty điện lực Hàn quốc (KEPCO) là công ty cung cấp điện chủ yếu hiện nay ở Hàn Quốc, chiếm tới 94,2% của tổng công suất đặt 43.175 MW. Đồng thời, KEPCO còn sở hữu và vận hành tất cả hệ thống truyền tải và phân phối điện. Một biểu giá thống nhất được áp dụng cho tất cả các khách hàng trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc.
Hình 2.1. Mô hình độc quyền ngành dọc
2.2 Mô hình cạnh tranh khâu sản xuất điện-Mô hình 2
Mô hình này có lẽ được coi như bước đi đầu tiên hướng tới phi điều tiết và hiện tại, nó đang phổ biến ở khu vực Châu á- Thái Bình Dương. Trong mô hình này, một hay nhiều nhà độc quyền ngành dọc vẫn còn nắm quyền kiểm soát ngành, đồng thời một số nhà đầu tư cá thể khác lại được quyền xây dựng nhà máy điện độc lập. Điều đó có thể làm cho các cơ sở sản xuất điện hiện có giảm đi về số lượng hoặc cũng có thể xuất hiện nhiều nhà sản xuất điện mới. Toàn bộ điện sản xuất ra phải bán cho một đại lý mua buôn điện duy nhất và đại lý mua buôn này bán điện lại cho các công ty phân phối độc quyền với các khách hàng của họ.
Như vậy, các cơ sở điện có khả năng cạnh tranh ở khâu sản xuất, còn ở khâu truyền tải, phân phối vẫn còn có sự kiểm soát của các nhà độc quyền.
Hình 2.2. Mô Hình Cạnh Tranh Khâu Sản Xuất Điện (bên trái) và Tổ Chức Thị Trường Cung Cấp Điện Hiện Nay ở Peninsular Malaysia (bên phải)
Mô hình 2 bên trái sẽ thực hiện ở Hàn Quốc đến năm 2005 trong khi ở Malaysia đã có ở cuối thập kỷ trước đây.
2.3 Mô hình cạnh tranh giá bán buôn - Mô hình 3
Mô hình này cho phép các công ty phân phối mua điện từ bất cứ các IPP cạnh tranh nào qua thị trường điện bán buôn và họ duy trì sự độc quyền của mình qua việc bán điện đến các khách hàng cuối cùng (thường qua các đại lý khu vực). Như vậy, điều này tạo ra sự cạnh tranh trong sản xuất và cung ứng điện bán buôn. Theo mô hình này, một thị trường điện bán buôn có tính cạnh tranh tương đối sẽ xuất hiện và ở đó, cơ cấu chi phí của các nhà sản xuất điện được định nghĩa theo giá bán buôn điện. Cuối cùng, rõ ràng vẫn còn có một sự độc quyền trong ngành, vì các khách hàng cuối cùng chưa được chọn nhà cung cấp cho mình. H.2.3 biểu thị mô hình cạnh tranh giá bán buôn và cũng là cơ cấu tổ chức ngành điện tương lai ở Hàn Quốc dự kiến cho giai đoạn 3. Đây là một ví dụ điển hình về mặt lý thuyết của mô hình cạnh tranh giá bán buôn.
Hình 2.3. Mô hình cạnh tranh giá bán buôn
2.4 Mô hình cạnh tranh hoàn toàn -Mô hình 4
Trong mô hình này, sự cạnh tranh được xảy ra ở tất cả các khâu của ngành điện, lý tưởng là từ mức giá bán buôn cho đến giá bán lẻ ở từng hộ. Với một cấu trúc đúng, bất cứ khách hàng mua điện nào về lý thuyết đều có thể mua từ bất cứ nhà cung cấp bán lẻ nào mà họ đang mua buôn điện từ thị trường giá bán buôn cạnh tranh.
Về mặt lý tưởng, các mạng lưới truyền tải và phân phối (bản chất là độc quyền) được tách hoàn toàn khỏi khâu sản xuất và bán lẻ. Sở hữu lưới truyền tải được trao cho nhà điều độ hoặc nhà vận hành hệ thống độc lập (ISO).
Hiện nay trong khu vực APEC chỉ New Zealand mới có mô hình cạnh tranh toàn bộ trong ngành điện, nếu như không tính một số bang riêng lẻ của úc, Hoa Kỳ như (Victoria, New South Wales, California). H.2.4 biểu diễn cơ cấu tổ chức công nghiệp điện của New Zealand.
Hình 2.4. Mô hình cạnh tranh hoàn toàn
(Mô hình hiện tại của New Zealand)
3. Hiện trạng thị trường điện Việt Nam
Bên cạnh Hiến pháp sửa đổi năm 2001, trong giai đoạn cải tổ nền kinh tế, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật, pháp lệnh, nghị định, quy chế để quản lý và điều hành hiệu quả hơn các hoạt động của ngành điện.
Tạo hành lang pháp lý đồng bộ để quản lý các hoạt động trong ngành điện theo luật pháp; tách bạch rõ ràng chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý, điều hành SXKD.
Hiện nay Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ngành điện. Và trong ngành điên, Tông Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) là doanh nghiệp đặc biệt quan trong của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong việc đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khoảng 90% công suất lắp đặt của các nhà máy điện thuộc sơ hữu của EVN. Với chủ trương đa dạng hoá đầu tư , khoảng 10% còn lại thuộc một só doanh nghiệp ngoài EVN (tư nhân nước ngoài, công ty nhà nước…vvv) đã đầu tư vào sản xuất điện dưới các hình thức IPP, BOT.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN hiện nay dựa trên kế hoạch và các chỉ tiêu giao của EVN cho các đơn vị thành viên và hạch toán nội bộ. Đối với các đơn vị sản xuất điện ngoài EVN, EVN đứng ra ký hợp đồng mua điện ngắn hạn, dài hạn với các CTy BOT, IPP, Cổ phần và giao kế hoạch (KH) phát điện cho các nhà máy của EVN. Giá mua điện của CTy BOT, IPP, Cổ phần do EVN thoả thuận với các CTy này nhưng có sự điều tiết của một số cơ quan quản lý nhà nước.
- Điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm bố trí phương thức phát điện theo hợp đồng ký với CTy BOT, IPP, Cổ phần và KH đã giao. Trường hợp không huy động công suất, điện năng của các CTy BOT, IPP, Cổ phần, EVN vẫn phải trả tiền theo hợp đồng đã cam kết với các CTy.
- Các CTy Điện lực miền và thành phố lớn mua điện từ hệ thống lưới điện truyền tải theo giá bán nội bộ do HĐQT của EVN phê duyệt hàng năm để bán lại cho khách hàng sử dụng điện. Các CTy truyền tải có trách nhiệm tải điện cho các CTy Điện lực, không tham gia kinh doanh điện.
- Giá bán lẻ điện cho các khách hàng được thông nhất trên toàn quốc và cần có sự phê duyệt của Chính phủ.
Với cơ cấu tổ chức và điều hành như trên và mặc dù đã có nhiều cải tiến, thị trường điện hiện tại thực chất là thị trường độc quyền một người bán với sự điều tiết đồng thời của nhiều cơ quan nhà nước đã chứng tỏ nhiều hạn chế: Hiệu quả sản xuất kinh doanh điện thấp, kém hấp dẫn đầu tư nước ngoài..vvv.
4. Một số định hướng thị trường điện Việt Nam tương lai
4.1 Chuyển đổi từng bước từ thị trường độc quyền hiện nay sang thị trường cạnh tranh khâu sản xuất điện theo mô hình một người mua duy nhất (Mô hình 2).
Để đạt được định hướng trên càn phải có các giải pháp:
- Đối với chức năng quản lý nhà nước:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo cho khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ phù hợp với thị trường.
- Thành lập Cơ quan điều tiết điện lực để: i) tập trung chức năng điều tiết các hoạt động điện lực vào một đầu mối; ii) tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng điều tiết hoạt động điện lực, giao chức năng điều tiết cho cơ quan điều tiết điện lực thực hiện; iii) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện cũng như đơn vị điện lực; iv) định giá điện gắn với đầu tư; v) kiểm soát thực hiện giá điện.
Trước mắt Cơ quan điều tiết trực thuộc Bộ quản lý ngành điện, về lâu dài cơ quan này có thể tách ra thành một cơ quan nhà nước hoạt động độc lập để tạo ra môi trường khách quan trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD điện và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng điện;
- Mở rộng hình thức đầu tư: Nhà máy điện độc lập (IPP), cổ phần (CP), liên doanh (LD), vận hành chuyển giao (BOT) cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước.
2. Đối với EVN
- Công ty hoá phần lớn các nhà máy điện thành các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thành lập một Công ty truyền tải điện Quốc gia thông nhất
- Chuyến đổi dần các điện lực tỉnh thành các công ty cổ phần phân phối điện hay các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhiều thành viên.
- Thành lập cơ quan mua duy nhất: Cơ quan này sẽ mua buôn điện từ các nhà máy điện trong và ngoài EVN và bán điện cho các công ty phân phối thông qua các hợp đồng mua bán điện, các hợp đồng về truyền tải điện và vận hành hệ thống.
Nếu theo định hướng này EVN sẽ cơ cấu lại thành một công ty mẹ với các công ty con là đơn vị mua duy nhất, các công ty phát điện, các công ty truyền tải và vận hành hệ thông điện.
4.2 Chuyển đổi tiếp tục sang thị trường điện cạnh tranh giá bán buôn (Mô hình 3)
Thị trường điện cạnh tranh giá bán buôn (TTĐBB) tồn tại 2 dạng thị trường: Thị trường hợp đồng điện song phương và thị trường điện giao ngay.
- Các nhà máy phát điện cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị phân phối điện hay các khách hàng lớn theo hợp đông mua bán điện và chào giá cạnh tranh bán trên thị trường giao dịch.
- Trong TTĐBB, hệ thống cần phải được vận hành nhằm đáp ứng các hợp đồng của tất cả các đơn vị bán và mua điện. Do vậy, công ty truyền tải cần đưa ra một loạt các loại dịch vụ truyền tải điện trên cơ sở không phân biệt đối xử với các thành phần tham gia thị trường ví dụ như mức giá truyền tải điện.
- Cơ quan vận hành hệ thống có trách nhiệm cân bằng cung cầu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn nhất định. Như vậy, điều độ hệ thống điện quốc gia không những điều độ vận hành hệ thống mà còn chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của thị trường giao dịch mua bán điện và hưởng các phí giao dịch này.
- Các văn bản quy phạm pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện để quản lý hiệu quả thị trường. Ví dụ: các văn bản về điều tiết, về các loại giá, phí; về lưới điện..vvv
4.3 Chuyển đổi tiếp tục từ thị trường cạnh tranh giá bán buôn sang thị trường cạnh tranh hoàn toàn (TTĐBL)- Mô hình 4
Thị trương điện cạnh tranh hoàn toàn hay còn gọi là thị trường điện cạnh tranh bán lẻ (TTĐBL) đựơc vận hành gần giống như trong TTĐBB ngoại trừ việc số lượng thành phần tham gia thị trường nhiều hơn do các công ty bán lẻ điện được thành lập. Do đó, TTĐBL thường được chia làm nhiều giai đoạn để có thời gian phát triển các hệ thống có khả năng theo dõi và điều hoà tiêu thụ điện năng tại ít nhất hàng triệu điểm.
Chức năng của các thành phần chính tham gia thị trường như Cơ quan Vận hành thị trường, Công ty Truyền tải điện, Cơ quan Vận hành hệ thống hầu như không thay đổi nhiều mà chỉ có tính chất mở rộng hơn.
Đối với thị trường điện Việt Nam, việc xem xét vận hành chi tiết và thời điểm thực hiện thị trường bán lẻ cần căn cứ vào những diễn biến thực tế trong quá trình thực hiện TTĐBB về khả năng đáp ứng nhu cầu điện, về trang thiết bị và công nghệ, về các quy định quy phạm áp dụng, cũng như năng lực, kinh nghiệm vận hành thị trường cạnh tranh.1. Mở đầu
Mục tiêu phát triển của Điện lực Việt Nam được đề ra trong Đại hội IX của Đảng là: “Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia. Sử dụng tốt các nguồn thủy năng (kết hợp với thủy lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam. Xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thủy điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử. Đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới phân phối điện quốc gia. Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực”.
Trong kết luận gần đây nhất theo văn bản số 26/LK/TW ngày 24/10/2003, Bộ chính trị đã chỉ đạo về chủ trương thị trường điện lực như sau:"Từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Tham gia hội nhập và mua bán điện với các nước trong khu vực". Cần "nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm ban hành thị trường điện lực cạnh tranh"