Hiện các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh thủy điện ở Tây Nguyên chỉ mới trồng được 757 ha rừng
so với 22.770 ha rừng đã chuyển đổi mục đích xây dựng các công trình thủy điện.
Cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các nhà đầu tư kinh doanh thủy điện khi xin đầu tư đều cam kết
thực hiện trồng rừng thay thế, nhưng khi công trình thủy điện đi vào hoạt động, các nhà đầu tư đều
chưa thực hiện hoặc đầu tư trồng rừng thay thế không đạt yêu cầu.
Tỉnh Đắk Lắk có 5 dự án thủy điện đã đi vào hoạt động và theo kế hoạch phải trồng bù rừng thay thế
với tổng diện tích hơn 262 ha, nhưng đến nay, các đơn vị đầu tư mới trồng được 70 ha. Cụ thể, với
Công trình thủy điện Krông H'năng, chủ đầu tư mới trồng rừng thay thế được 5 ha trên tổng số 175 ha;
chủ đầu tư Công trình thủy điện Krông Kmar theo kế hoạch phải trồng bù lại rừng là 20ha, nhưng đến
nay cũng mới trồng được 16ha...
Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, diện tích rừng mà các chủ đầu tư kinh doanh thủy
điện trồng lại không đáng kể so với tổng số diện tích rừng đã bị mất để thực hiện các dự án thủy
điện. Có chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ việc trồng rừng theo các quyết định phê duyệt trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Một số doanh nghiệp mặc dù đã trồng một phần diện tích rừng trong diện tích đất của các dự án nhưng
diện tích rừng này lại không phù hợp với mục đích sử dụng đất (thủy điện Sêrêpốk 4, thủy điện Ea
Mđoal 2 và thủy điện Krông Kmar).
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có 287 dự án thủy điện với tổng công suất gần 7.000 MW, gồm 43 dự án thuộc
quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng chính và 244 dự án thuộc quy hoạch thủy điện nhỏ trên sông,
suối nhánh./.
Các nhà đầu tư thủy điện chưa chú trọng trồng rừng thay thế
TCCT
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hầu hết các nhà đầu tư kinh doanh thủy điện sau khi chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang xây dựng các công trình thủy điện vẫn còn lúng túng, chưa chú trọng đến việc t