Các tổng công ty Nhà nước: một số vấn đề về mô hình tổ chức quản lý

Trải qua quá trình hình thành, phát triển, các DNNN luôn được hoàn thiện dần về tổ chức quản lý. Các tổng công ty được hình thành theo Quyết định số 90 và Quyết định số 91 của Chính phủ là những doanh

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của tình độ công nghệ, tính chất sản xuất, kinh doanh và cảlợi thế so sánh về địa chính trị, qua kinh nghiệm tổ chức các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới, có thể thấy, 4 hình thức tổ chức sau là những hình thức tổ chức quản lý tương đối điển hình:

1. Tập đoàn tài chính: Là dạng tập đoàn liên kết lỏng, bao gồm các công ty độc lập với nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, liên kết với nhau qua một tổ chức tài chính (ngân hàng hoặc công ty tài chính). Đây là mô hình tổ chức quản lý của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Mitsui, Quant, Fuyo (công ty mẹ của Nisan). Chức năng  của tập đoàn này là: kinh doanh đa ngành trên địa bàn đa quốc gia, thực hiện xuất nhập khẩu, cho vay tài chính, tìm kiếm thị trường mới. Sức mạnh của dạng mô hình này là lượng thông tin đầy đủ, mối quan hệ rộng trên thị trường thế giới, kỹ năng tiếp thị và quảng cáo tốt, nguồn tài chính hùng mạnh,

2. Tập đoàn lưỡng tính: Đặc điểm của mô hình này là nguồn vốn của tập đoàn được đưa vào thị trường chứng khoán với một tỷ lệ cố định, nhưng không làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn của tập đoàn. Các công ty thành viên lãn công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn có cổ phần được đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán. Việc huy động vốn của các ty thành viên hoàn toàn dựa vào tình hình tài chính trên thị trường và thực lực của tập đoàn. Với dạng tập đoàn này, tính chất sở hữu của tập đoàn là không thay đổi; nhưng ở các công ty thành viên thì hình thức sở hữu có thể thay đổi 9ví dụ như từ công ty TNHH có thể chuyển thành công ty cổ phần). Các mối liên hệ của công ty thành viên với thị trường rất chặt chẽ. So với tập đoàn tài chính, mối liên hệ giữa tập đoàn và công ty thành viên chặt chẽ hơn, thông qua việc quy định rõ những lĩnh vực nào thì công ty thành viên được phép làm và lĩnh vực nào không được phép làm. Các tập đoàn châu Âu theo mô hình này như Tập đoàn Veba, VIAG, GF.

3. Tập đoàn hàng dọc: Là tập đoàn đóng, có quy mô dạng trung. Tập đoàn đều dựa trên một hoặc một vài thành viên chủ chốt có tiềm lực tài chính lớn, đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu thị trường để làm “xương sống” cho toàn bộ tập đoàn; có thị trường và nguồn nguyên liệu ổn định, có thể phát triển được; các công ty thành viên khác đều lấy nhiệm vụ phục vụ công ty thành viên chủ lực này là chính, ngoài ra, tận dụng các năng lực còn lại để phát triển các mặt hàng sản xuất khác, từ đó mà phát triển lên; công ty thành viên chủ lực này đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của tập đoàn. Các đơn vị thành viên hoàn toàn độc lập trong sản xuất - kinh doanh theo chiến lược đã được tập đoàn phê chuẩn. Đặc điểm của loại hình này là vốn tài chính của tập đoàn đóng, các nhà tài chính và đầu tư không thể tham gia hoạt động ở cấp tập đoàn. Các đơn vị thành viên là đơn vị mở, có thể tham gia thị trường chứng khoán, chấp nhận nguồn đầu tư từ bên ngoài tập đoàn. Mô hình này tương đối phù hợp với các mụcđích và nhiệm vụ của tổng công ty 91 ở nước ta. Mô hình đảm bảo sự chỉ đạo toàn diện của chủ sở hữu, nhưng lại phát huy được nguồn vốn và kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý của mọi thành phần tham gia thông qua các công ty thành viên theo một mục đích thống nhất của tập đoàn. Trên thế giới có các tập đoàn loại này như các hãng Siemen, IBM, Motorola, ABB, Toyota, Nec…

4. Tập đoàn theo mô hình sản xuất - phân phối: Là loại mô hình gắn liền các nhà sản xuất với việc kinh doanh phân phối sản phẩm, chuyên sản xuất một số mặt hàng trong những lĩnh vực xác định như: điện dân dụng, điện tử, dụng cụ y tế… Cách tổ chức cũng tương tự như tập đoàn dọc, nhưng ở đây gắn liền với nhà phân phối sản phẩm.

Các công ty trong mô hình này có mối liên hệ hết sức chặt chẽ. Tập đoàn rất hạn chế về số công ty độc lập, nhưng lại có rất nhiều chiến lược phát triển chung giữa các ty thành viên. Các ví dụ điển hình về tập đoàn này là các tập đoàn công nghiệp ôtô hay bưu chính viễn thông AT&T, Alcatel, VW. Tập đoàn có một bộ máy giúp việc mạnh, đủ quyền lực à đủ số lượng có thể tạo ra các giá trị bổ sung lớn, vì nó tập hợp được các mặt mạnh của từng công ty thành viên.

ở nước ta, việc xây dựng mô hình tổ chức mới cho các tổng công ty nhà nước còn đang trong giai đoạn tìm tòi thí điểm, thử nghiệm.Trong những năm tới, có thể xây dựng mô hình tập đoàn đối với một số ngành công nghiệp với bước đi chặt chẽ, theo cách thức sau:

a. Hình thành công ty đầu tư tài chính của nhà nước đầu tư vốn cho các tổng công ty là công ty nhà nước độc lập không nằm trong tổng công ty. Trong những năm trước mắt, vốn điều lệ của các công ty đầu tư tài chính này là 10)% hoặc chi phối (trên 51%) vốn điều lệ của tập đoàn. Để hoạt động, tập đoàn có thể huy động thêm vốn góp cổ phần hoặc từ các nguồn vay khác.

+ Công ty đầu tư tàichính nhà nước trực thuộc Thủ tướng chính phủ hoặc Bộ tài chính (do Thủ tướng chính phủ ủy quyền).

+ Công ty đầu tư tài chính cử đại diện  tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn và có quyền biểu quyết tương ứng với vốn góp; chi phối hoạt động của tập đoàn thông qua các thành viên này.

+ Các công ty tài chính của nhà nước được chia lãi và cùng chịu lỗ với tập đoàn theo vốn góp.

b. Các công ty 90 - 91 sẽ được tổ chức thành tập đoàn (sau đây gọi là tập đoàn) với tư cách là công ty mẹ đầu tư vốn cho các công ty thành viên dưới dạng công ty TNHH 100% vốn nhà nước hoặc công ty cổ phần mà nhà nước chi phối vốn. Với những công ty thành viên của tập đoàn mà nhà nước không có vốn chi phối thì công ty ấy không còn là thành viên của tập đoàn, vì bị sự chi phối của chủ sở hữu khác. Tập đoàn được chia lãi và cùng chịu lỗ với các công ty thành viên theo vốn góp.

+ Tập đoàn cử đại diện tham gia hội đồng quản trị của các công ty thành viên và có quyền biểu quyết tương ứng với vốn góp; chi  phoói hoạt động của các công ty thành viên thông qua các thành viên đại diện này.

+ Tập đoàn hạch toán độc lập và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (tính trên phần lợi nhuận thu được từ đầu tư vốn) cho Nhà nước.

+ Các công ty  thành viên cùng hạch toán độc lập và trực tiếp nộp tất cả các loại thuế theo luật định cho ngân sách.

+ Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty thành viên, bộ máy của tập đoàn cần tập trung làm tốt các việc sau đây: dự báo chiến lược kinh doanh; nghiên cứu tiếp thị, phát triển thị trường trong và ngoài nước, xây dựng chiến lược chính sách chiếm lĩnh thị trường; đổi mới công nghệ, nghiên cứu tiếp thu và chuyển giao, ứng dụng các công nghệ hiện đại của các chuyên ngành cho các công ty thành viên; kiểm tra, phát hiện các sai sót của các công ty thành viên, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, trên cơ sở hiện đại hóa các phương tiện quản lý của tập đoàn; quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thu hút cán bộ có tài, có đức.

Song song với việc thí điểm xây dựng mô hình tổ chức quản lý mới đối với tổng công ty nhà nước và những cơ chế quản lý thích ứng, cần khẩn trương củng cố các tổng công ty hiện nay về các mặt sau:

Về chiến lược: Hoàn chỉnh các chiến lược đã xây dựng để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, làm căn cứ cho việc xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh đầu tư đổi mới  công nghệ của tổng công ty và các công ty thành viên.

- Chuyển tổng công ty và các công ty thành viên sang thực hiện chế độ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.Tiến hành phân công lại sản xuất trong tổng công ty theo cả chiều dọc và chiều ngang, tạo sự liên kết chặt chẽ trong kinh doanh.

Về tài chính: Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về công nợ, “làm sạch” tình hình tài chính của tổng công ty và các công ty thành viên, giải quyết số lao động dôi dư, bổ sung đủ vốn cho tổng công ty và doanh nghiệp thành viên phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh, điều chỉnh lại vốn giữa các thành viên.

- Hình thành công ty tài chính của các tổng công ty để quản lý vốn của tổng công ty, đầu tư vốn trong và ngoài tổng công ty.

Về cán bộ: Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động. Xây dựng các lực lượng mạnh của tổng công ty về các hoạt động: dự báo, xây dựng chiến lược phát triển, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại và đầu tư.

Về tổ chức và quản lý: Củng cố tổ chức các hội đồng quản trị tổng công ty; kiện toàn tổ chức đảng của tổng công ty; các cơ chế chính sách cho DNNN đều áp dụng cho các tổng công ty 90 - 91.

Trên cơ sở những bước hoàn thiện đó, sẽ chuyển dần các tổng công ty 90 - 91 sang hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công ty con”.

  • Tags: