Cần có giải pháp thiết thực để a dạng hoá loại hình đào tạo nghề ở Việt Nam

Mục tiêu của nước ta là đến năm 2010, nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 40% (trong đó đại học, cao đẳng chiếm 6%, trung cấp 8% và công nhân lành nghề 26%); tăng tỷ lệ học sinh đã tốt nghiệp THCS

 

 

Thứ nhất là, để giải quyết vấn đề mất cân đối giữa các ngành nghề, vùng miền, cần tiếp tục củng cố và mở rộng các loại hình đào tạo nghề, phù hợp với việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền. Đối với các trường đào tạo chính quy, cùng với việc tập trung đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, cần chú trọng phát triển các ngành công nghệ cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt ưu tiên đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá; trong các trường dạy nghề công lập này, cần đa dạng hoá loại hình đào tạo nghề như liên thông giữa các cấp đào tạo, hoặc tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở khác ở trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, cần phát triển các trường ngoài công lập trên cơ sởchuyển các trường công lập khi có đủ điều kiện; củng cố và mở thêm các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục cộng đồng, trường văn hoá nghề; đồng thời với các mô hình đào tạo trên, cần phát triển loại hình đào tạo nghề tại doanh nghiệp, tăng cường việc kèm cặp, truyền nghề tại các làng nghề, các cơ sở đào tạo nghề tư nhân… phù hợp với nhu cầu lao động ở địa phương, đặc biệt là các địa phương đang phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp làng nghề…

Thứ hai là, để công tác đào tạo nghề thực sự có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của doanh nghiệp, cùng với việc tăng cường hiện đại hoá các trang thiết bị, dụng cụ dạy và học, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên… đa dạng hoá loại hình đào tạo nghề, cần phải thực hiện tốt phương thức “học đi đôi với hành”, lý thuyết phải gắn với thực tiễn, nhà trường phải gắn liền với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đây cũng chính là những tiêu chí để kiểm định chất lượng, trình độ tay nghề của học sinh sau khi ra trường, giúp họ có thể vận dụng ngay những kiến thức và tay nghề của mình vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời ổn định công ăn việc làm. Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có nhu cầu tuyển lao động có tay nghề cao, nhưng những người đến dự tuyển mặc dù có bằng cấp, song không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Thứ ba là, đa dạng hoá loại hình đào tạo nghề cần chú trọng tới việc phát triển và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên từ trung ương đến địa phương. Cùng với việc hoàn thiện định mức lao động, chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cần củng cố nâng cấp và xây dựng ít nhất mỗi vùng có một trường sư phạm kỹ thuật, hoặc có thể thành lập mới một số khoa, trung tâm đào tạo bồi dưỡng giáo viên trong một số trường đại học và cao đẳng, để mở rộng đào tạo giáo viên dạy nghề, nhất là đào tạo giáo viên người dân tộc và giáo viên biết tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên có khả năng dạy được cả lý thuyết và thực hành, đặc biệt là tăng cường đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành giỏi trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, như tin học, điện tử, may mặc, các nghề dịch vụ mới, các nghề đặc thù phục vụ xuất khẩu lao động…

Để đạt được hiệu quả cao trong việc đa dạng hoá loại hình đào tạo nghề, còn phải chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh và kế hoạch đào tạo hàng năm của các trường, đồng thời làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn đang học phổ thông, đó là chọn nghề – một đường đi vừa ngắn, vừa có nhiều cơ hội, thay vì thi vào các trường đại học, cao đẳng. Ngoài ra, cần hoàn thiện qui chế quản lý hoạt động của các loại hình trường lớp, cơ sở đào tạo, trên nguyên tắc giao quyền chủ động cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các trường, cơ sở dạy nghề, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động, sáng tạo, đồng thời tăng tính trách nhiệm trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục – đào tạo đã đặt ra.

Song song với việc thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hay còn gọi là “xã hội hoá đào tạo nghề”, thì việc nâng tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước giành cho đào tạo nghề vẫn là bước đi cần thiết.
  • Tags: