Nếu tấm cản đó được để nghiêng thì những giọt nước bám ở mặt tấm sẽ trượt xuống phía dưới. Vì nước tiếp tục bốc hơi, những hạt nước bám ở tấm lớn dần lên và tới lúc nào đó sẽ rơi tách khỏi tấm. Chúng ta có thể hứng những giọt nước đó để có nước ngọt.
Giếng mặt trời xây như vậy rất dễ nhưng chỉ có thể dùng tạm bợ vì những tấm nhựa sẽ chóng bị ánh sáng mặt trời hủy. Công suất tùy ở thời tiết. Mỗi mét vuông hố có thể cung cấp từ một lít rưỡi đến hơn hai lít nước ngọt mỗi ngày.
Hộp kính cất nước
Những nghiên cứu sinh trường New Mexico State University đã nghiên cứu một cái hộp có thiết diện hình thang với mặt trên là một tấm kính trong.
Mỗi buổi sáng, trước khi mặt trời mọc :
mở cửa kính, lau chùi những vết nước để cho kính trong trở lại, tát nước mặn còn lại và múc muối ra khỏi đáy bể, đổ nước mặn để trong bể có 3/4 cm nước, đóng cửa kính,đặt một thùng rỗng ở đầu ống của máng để hứng nước ngọt chảy ra ngoài.
Chôn bể nước sẽ tránh cho thiết bị bị thiệt hại khi có bão. Thêm vào đó, vật liệu xây bể và đất xung quanh bể tích trữ năng lượng mặt trời làm cho thiết bị tiếp tục chạy đều đặn khi trời mưa hay có mây. Màu đen ở đáy bể hấp thụ ánh sáng mặt trời biến thành nhiệt năng dùng để hâm nóng nước trong bể. Màu trắng ở phần trên những vách bể phản xạ chiếu ánh sáng mặt trời xuống đáy bể tăng cường hiệu suất của thiết bị. Tốt nhất là vách cao của bể nên ở phía Bắc, vách thấp ở phía Nam và hai vách hình thang theo hướng Bắc Nam. Nhưng hướng bể như thế không phải là một điều kiện thiết yếu.
Mọi người đều có thể tự xây lấy thiết bị này mà không cần phải có tay nghề và vật liệu gì đặc biệt cả. Thiết bị xây như vậy sẽ kiên cố nên thích ứng với những nơi có người cư trú thường trực và trong một thời gian lâu. Công suất của thiết bị sẽ tùy ở thời tiết. Mỗi mét vuông bể có thể cung cấp từ một lít rưỡi đến hơn hai lít nước ngọt mỗi ngày. Ngoài ra chúng ta còn có thể sản xuất muối biển để bán cho ngành thực phẩm và ngành hóa học.