Một trong những vấn đề dư luận “ xới” lên sau khi sự việc này xảy ra là chất lượng kiểm toán. Đối với AASC, việc không phát hiện và ngăn chặn các gian lận tài chính tỏng Công ty Halong Canfoco do mình kiểm toán, dù với lý do gì, cũng là bằng chứng cho thấy chất lượng kiểm toán yếu kém của đơn vị này. Còn đối với các công ty kiểm toán khác thì sao ? Liệu rằng, sẽ còn xảy ra những trường hợp tương tự AASC?
Chất lượng kiểm toán rõ ràng là vấn đề hệ trọng, có liên quan đến hiện tượng “sức khoẻ” của các doanh nghiệp được kiểm toán và ảnh hưởng đến các quyết định của người đầu tư. Cũng cần phải khẳng định rằng, năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên là những yếu tố mang tính quyết định chất lượng kiểm toán. Tạm chưa bàn đến giá trị đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên ở đây, song năng lực và chất lượng đào tạo của các kiểm toán viên ở Việt Nam hiện nay là vấn đề không thể không đề cập. Cùng với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, nhiều công ty kiểm toán tư nhân được thành lập. Thị trường kiểm toán trong nước do vậy cũng trở nên cạnh tranh hơn, nhưng có phần hơi lộn xộn. Điều này phần nào đã làm ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán và uy tín của các công ty kiểm toán nói chung.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính (BTC), trong tổng số 40 công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam, số lượng các công ty kiểm toán tư nhân chiếm đa số với 29 công ty, trong khi chỉ có 7 công ty kiểm toán Nhà nước và 4 công ty kiểm toán viên với những cái tên rất hoa mỹ, song thực chất chất lượng đào tạo rất kém. Kết quả là, học viên sau khi học xong ra ngoài làm việc thì không được công nhận. Số liệu của BTC cũng cho thấy, chỉ có 1/5 trong tổng số gần 3.000 kiểm toán viên đang hành nghề tại Việt Nam hiện nay có chứng chỉ kiểm toán, số còn lại chỉ được đào tạo qua loa và hoạt động “ chui” do không có chứng chỉ hành nghề. Đáng nói hơn, ở nhiều công ty kiểm toán, chỉ có một kiểm toán viên duy nhất có chứng chỉ kiểm toán.
Thị trường kiểm toán ở Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng, do các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức được vai trò của các công tác kiểm toán. Mặt khác, trước yêu cầu phải có kết quả kiểm toán để đánh giá thực chất hoạt động của Công ty và báo cáo với cổ đông, nhu cầu kiểm toán của các công ty cổ phần được dự báo là sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán yếu kém là một vấn đề đáng lo ngại. Những người đầu tư chuyên nghiệp thường dựa vào các chỉ số tài chính (đã được kiểm toán) của doanh nghiệp để thực hiện các quyết định đầu tư của mình. Trong khi đó, bản thân các công ty kiểm toán là những pháp nhân được pháp luật công nhận, hoạt động theo các chuẩn mực kiểm toán được quy định và dựa trên sự tín nhiệm của khách hàng. Thế nhưng, khi có “ sự cố” xảy ra, người bị thiệt và phải chịu trách nhiệm trước các quyết định đầu tư của mình lại là các nhà đầu tư chứ không phải là các công ty kiểm toán. Do vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, số liệu kiểm toán chỉ mang tính tham khảo và người đầu tư nên “ xếp” thêm xác suất rủi ro của các số liệu kiểm toán vào những rủi ro hoạt động đầu tư.
Hiện tại, Vụ Chế độ kế toán thuộc BTC đang kết hợp với Hiệp hội ACCA, một tổ chức quốc tế của Anh chuyên kiểm tra và cấp bằng xác nhận chất lượng chuyên môn của các kế toán và kiểm toán viên, tổ chức đào tạo và thi cấp bằng cho các kiểm toán viên trong nước dựa trên các giáo trình và chuẩn mực của ACCA. Hy vọng rằng, qua chương trình hợp tác này, chất lượng kiểm toán tại Việt Nam sẽ được nâng cao trong thời gian tới.
Chất lượng kiểm toán, nhìn từ "vụ" AASC bị phạt
TCCT
Cuối cùng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ra quyết định xử phạt đối với Công ty Tư vấn tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) vì những sai phạm của đơn vị này trong việc kiểm toán các sổ sách tài