Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Với diện tích trồng chè trên 17.000ha, Thái nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng). Thái Nguyên có nhiều vùng chè nổi tiếng như: Tân Cương (TP Thái Nguyên), Trại cài - Minh Lập (Đồng hỷ), La Bằng (Đại Từ), Tức Tranh, Vô tranh, Phú Đô (Phú Lương)….
Theo nhận xét của các chuyên gia nông nghiệp, cây chè cần đạm (N) cao gấp 2 lần lân (P2O5) và gần 3 lần kali (K2O), đặc biệt cần canxi, manhê, silíc và các chất vi lượng như Fe, Mn, Zn, Cu, B… trong đó cây chè cần nhiều nhất là canxi và ma nhê, si lic. Các thực nghiệm bón phân cho cây chè xanh đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và các chất trung - vi lượng thì chè tốt bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh; cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Phân nung chảy văn Điển, được phối hợp tinh tế 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1450oC và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân dễ tiêu15-19%,các dinh dưỡng trung – vi lượng dễ tiêu như Mg,Si, Ca, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…chiếm trên 70%..
Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên phân bón này không chỉ không gây chua cho đất mà còn bồi dục đất và cải tạo lý hóa tính đất; phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ ++ vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.
Kết hợp với các chất đạm, kaly và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK thích hợp cho từng loại cây trồng trên từng chân đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoan sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Thâm canh chè Thái Nguyên có thể dùng phân lân nung chảy và các phân ĐYT NPK công thức 5:10:3 16.8.8 ,16.8.4, 22:5:11…. với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên trên 60%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn... rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có.
Thực tế qua nhiều năm, nông dân thái Nguyên đã từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và các sản phẩm phân ĐYT NPK Văn Điển theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trên nương chè Thái Nguyên.
Ông Vũ văn Hội, xóm Đồng Bòng, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương cho biết: Gia đình có 1ha chè, 3 năm nay chỉ dùng phân bón Văn Điển. Trước đây bón đạm và kaly thì mỗi năm bón 7-8 lần, nay mỗi năm chỉ phải bón phân 3 lần mà búp chè nhiều, mập, màu xanh lá gừng, ít sâu bệnh hại, nhất là bệnh phồng lá chè, đất tơi xốp hơn.
Kỹ thuật thâm canh chè Thái Nguyên bằng phân bón Văn Điển
Để thâm canh cây chè đạt được năng suất cao, chất lượng chè cải thiện, ít sâu bệnh hại, bà con nông dân sử dụng phân nung chảy Văn Điển và một số loại phân bón đa yếu tố NPK :
- ĐYT NPK loại 16.8.8(N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo
- ĐYT NPK 16.8.4(N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo.
ĐYT NPK 5:10:3, 6:11:2 ; 10:7:3, 14:6:8, 22:5:11…. với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên trên 60%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn... rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có.
Phương thức bón phân
1. Bón lót:
Sau khi làm đất kỹ, xẻ rạch cách nhau khoảng 1,2-1,4m. Đào rạch sâu 40-45cm, rộng 40 - 50 cm, đáy 30 - 35 cm. Phân chuồng hoai mục 20-30tấn và 1,0-1,5 tấn lân nung chảy Văn Điển Trộn đều phân với đất để bón lót. Đây là phân bón có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, khi được trộn đều và vùi sâu sẽ được phân giải dần nhằm ổn định độ PH đất, vừa để dành dinh dưỡng cho rễ ăn sâu trong nhiều năm.
2. Bón phân cho chè kỳ kiến thiết cơ bản
Trong 3 năm đầu, sử dụng phân ĐYTNPK16:8:4, trung bình mỗi năm bón 400-450 kg/ha, bón 2 lần vào tháng 2-3 và tháng 6- 7; bón cách gốc 20-25cm, làm cỏ kết hợp xới sâu lấp phân
3. Bón phân cho chè kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi)
Căn cứ vào lượng búp, lá chè lấy đi mà tăng giảm lượng phân bón. Nếu nương chè năng suất bình quân 10 tấn búp tươi/ 1ha thì bón lượng phân như sau:
a) Bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, trời khô rét. Đây là đợt bón phân cơ bản trong năm, cùng với việc đốn chè nhằm giúp cây bớt tiêu hao dinh dưỡng nuôi cành lá trong những tháng mùa Đông; cũng là để cây hồi sức và hồi phục bộ rễ sau gần 1 năm khai thác búp và lá non. Mỗi ha chè bón khoảng 500-600kg Đa yếu tố NPK 5:10:3, 12:5:10 , 10:7:3 hoặc 700-800kg phân nung chảy Văn Điển và nhiều phân hữu cơ ủ mục.
b) Bón thúc hằng năm:
-.Mỗi ha chè bón khoảng 600-700 kg phân ĐYT NPK 16:8:8, 16:8:4. hoặc 22:5:11
-Có thể chia ra bón sau mỗi lứa chè ; tốt nhất bón 3 đợt vào các tháng 2,3 tháng 5,6 và tháng 8,9.
Cách bón phân Văn Điển
Trồng chè bằng cây giống thực sinh (trồng từ hạt), khi cây trưởng thành, rễ cọc có thể ăn sâu đến 1,5-2,0m
Trồng chè bằng cây dâm cành, bộ rễ bên và rễ hấp thu có thể ăn rộng hơn 2 lần tán lá, và tập trung nhiều nhất ở tầng đất 5-30cm. Do vậy, khi chè đã khép tán mà đào rạch giữa 2 hàng chè, vừa tốn lao động, vừa làm đứt khá nhiều rễ hấp thu. Bón phân Văn Điển không yêu cầu đào rạch sâu.
+Trước khi đốn chè, chỉ cần kẻ rạch sâu 5-10cm giữa 2 hàng chè. Rải đều phân hữu cơ ủ mục (nếu có) và phân nung chảy VĐ hoặc ĐYT NPK vào rạch.
- Làm cỏ, lấp đất, phủ cỏ, phủ rác (không nên phủ bã mía, mùn cưa).
-Đốn chè và tủ gốc chè
+Phân bón thúc vào những tháng hái búp:
-Không bón phân tan nhanh, không vãi trên nương chè, không bón phân khi trời đang mưa.
-Chọn ngày tạnh ráo (trước khi trời mưa hoặc sau khi đất còn ẩm, không nên bón khi trời nắng nóng), ghé lưỡi cuốc tạo rạch sâu 3-5cm giữa 2 hàng chè rồi rải phân vào rạch, sau dó lấp đất, phủ rác.
Có thể gắn lưỡi cày vào càng trước và bánh trước xe đạp sẽ có công cụ cầm tay chuyên tạo rạch bón phân cho chè. Sử dụng công cụ cải tiến vừa năng suất cao hơn mà người lao động ít bị nhức tay
Ghi nhớ: Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây chè ăn dần trong suốt vụ.
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa - trung - vi lượng, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối về bộ rễ, thân lá; giúp cho búp chè lên đều và nhiều búp, cho năng suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường. Đặc biệt búp và lá chè có màu xanh sáng, búp to, chè ít sâu bệnh; khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85- 4,2kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được cải thiện, thị trường nhiều người ưa chuộng.
Hiệu quả sử dụng phân bón được nâng cao, đặc biệt bà con nông dân sử dụng phân bón NPK Văn Điển đã thay đổi được phương pháp bón phân là bón vùi vào đất, mỗi năm chỉ bón 3 lần thay vì bón 7-8 lần như trước đây, không phải đầu tư thêm phân đạm và các loại phân khác nhưng hiệu quả vẫn cao gấp nhiều lần.