Chiến khu Đ - điểm hẹn lý tưởng cho các chuyến du khảo về nguồn

Trở về chiến khu Đ để thăm lại các di tích cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dù khung cảnh căn cứ địa 60 năm trước đã đổi thay hoàn toàn, nhưng những ký ức về một thời gian

Di tích Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam bình yên trên ngọn đồi Bằng Lăng. Nơi đây quanh năm suối Nai, suối Nứa và sông Mã Đà – nối liền với rừng Cát Tiên không ngừng phủ xanh sắc rừng. Rừng hồi sinh trên hệ thống địa đạo, giao thông hào. Ngày xưa rừng che bộ đội, rừng vây quân thù thì giờ đây rừng đang tham gia bảo tồn di tích. Nhiều công trình kiến trúc văn hóa mới cũng được xây dựng để tưởng niệm và ghi dấu công lao những người đã khuất như: nhà bia, nhà trưng bày, đền tưởng niệm. Di tích hệ thống hầm trú ẩn liên hoàn được nối liền với giao thông hào chằng chịt hình thành nên địa đạo Suối Linh là nơi chiến đấu và canh gác của Ban Thông tin khu ủy Nam bộ là những cảnh thật, vật thật tái hiện lại toàn bộ mật khu của lực lượng kháng chiến. Ngày nay địa đạo Suối Linh thuộc khu di tích huyện Vĩnh Cửu vừa là khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu. Nơi đây hàng năm đón tiếp hàng vạn du khách trong nước và quốc tế đến chứng kiến những chứng tích khi xưa. Về thăm địa đạo Suối Linh, đắm mình giữa cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hoang sơ có cảm giác trên vùng đất này chưa từng xảy ra chiến tranh chết chóc. Vậy nhưng Di tích Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ với hơn 600 giao thông hào và hệ thống địa đạo nhiều nhánh, quanh co, dài, sâu dưới lòng đất cùng hệ thống nhà ở và làm việc là những bằng chứng sống động về một thời máu lửa.



Lính dù tiểu đoàn 1, Lữ đoàn không vận 173 chịu tổn thất trong cuộc
 giao tranh với du kích ngày 5/10/1965 ở Chiến khu Đ (AP Photo)

Ngược dòng thời gian, trở về những ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, vùng đất này đã trở thành cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng tỉnh Biên Hòa. Khi mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, những nhà chiến lược tầm cỡ của hai thế lực quân sự bậc nhất thế giới là Pháp và Mỹ đã phải thừa nhận vai trò quan trọng của vùng chiến khu này: “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất”. Nằm trên triền rừng rộng bạt ngàn nối từ cao nguyên miền Trung và biên giới Campuchia xuống giáp cận thành phố Sài Gòn và những đô thị lớn thuộc tỉnh Biên Hoà và Bình Dương ngày nay. Với địa hình rừng núi hiểm trở, Chiến khu Đ là một trong hai căn cứ địa cách mạng quan trọng nhất của miền Đông Nam bộ. Ban đầu, danh từ Chiến khu Đ là cách gọi theo mật danh nơi đóng quân của Tổng hành dinh khu 7 và lực lượng vũ trang Biên Hoà. Do vị trí địa lý có nhiều thuận lợi mang tầm chiến lược, trong suốt hai cuộc kháng chiến, chiến khu Đ không ngừng được mở rộng và trở thành trung tâm kháng chiến ở miền Đông Nam bộ và Nam bộ.

Trên một phương diện khác, với tầm vóc của mình, Chiến khu Đ được coi như một trung tâm kháng chiến, là nơi đánh dấu sự kiện thành lập và Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam (1961). Đây cũng là nơi thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nơi ra đời của các lực lượng giải phóng đầu tiên ở miền Đông Nam bộ và miền Nam, nơi Trung ương Cục chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển căn cứ địa, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước, giải phóng và thống nhất đất nước.

Để viết nên những trang sử đỏ và lập chiến công chói lọi, biết bao cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc cả nước đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình xây dựng, chiến đấu, nhiều người đã ngã xuống vùng đất chiến khu Đ. Còn ngày nay, bên cạnh 3 địa danh có vinh dự được công nhận là di tích lịch sử và văn hóa Quốc gia, đó là: di tích Căn cứ Trung ương cục Miền Nam, Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ và Địa Đạo Suối Linh. Chiến khu Đ còn là một môi trường sinh thái đa dạng với hệ thực vật động vật phong phú, quý hiếm. Nếu được đầu tư xây dựng và phát triển, Chiến khu Đ không chỉ đơn thuần là khu du lịch sinh thái mà còn là điển hẹn lý tưởng cho các chuyến du khảo về nguồn.