Chiến trường Điện Biên Phủ - 70 năm vươn mình mạnh mẽ

Những ngày tháng 5 lịch sử này, nhân dân cả nước đang hướng về chiến trường Điện Biên Phủ để sống lại những thời khắc hào hùng của cả dân tộc Việt Nam, với "Chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm 1954.

Sau 70 năm, chiến trường Điện Biên Phủ ngày ấy giờ đã thay da đổi thịt, vươn mình phát triển mạnh mẽ, trở thành một đô thị miền núi sầm uất, khang trang.

Cùng nhìn lại chiến trường Điện Biên Phủ ngày ấy - bây giờ:

chiến trường Điện Biên Phủ
Thung lũng Mường Thanh trước khi quân Pháp đổ bộ (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ
Hình ảnh trù phú của cánh đồng Mường Thanh ngày nay (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ
Lực lượng Việt Minh tiến vào cầu Mường Thanh ngày 7/5/1954 (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ
Cầu Mường Thanh lịch sử từng ghi dấu những bàn chân của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam
chiến trường Điện Biên Phủ
Sân bay Điện Biên Phủ năm 1954 (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ

Sân bay Điện Biên Phủ hiện là cảng hàng không lớn nhất vùng Tây Bắc. Sự ra đời của sân bay Điện Biên Phủ góp phần đảm bảo an ninh chính trị của khu vực Tây Bắc, cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của tỉnh Điện Biên. (Ảnh: sưu tầm)

chiến trường Điện Biên Phủ

Năm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đèo Pha Đin đóng vai trò hết sức trọng yếu, bởi nó nằm trên tuyến đường huyết mạch, độc đạo, vận chuyển lương thực, bảo đảm giao thông trên tuyến đường từ Hòa Bình, Yên Bái qua Sơn La lên chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: sưu tầm)

chiến trường Điện Biên Phủ
Đèo Pha Đin ngày nay  là nút giao thông huyết mạch nối Điện Biên với các tỉnh miền xuôi (Ảnh: sưu tầm).
chiến trường Điện Biên Phủ
Cứ điểm Him Lam năm 1954 (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ

Trung tâm đề kháng Him Lam nằm ở phía Đông Bắc lòng chảo Mường Thanh, thuộc phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Mệnh danh là “Cánh cửa sắt”, nơi diễn ra trận khai hỏa trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 13/3/1954.

 

chiến trường Điện Biên Phủ
Him Lam hiện là cửa ngõ thông thương của Tp. Điện Biên Phủ với các tỉnh miền xuôi (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ

Trận đồi A1 là trận đánh mở màn ngày 31 tháng 3 năm 1954, là một trong những trận đánh quan trọng trong giai đoạn 2 và 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ.(Ảnh: sưu tầm)

chiến trường Điện Biên Phủ
Khu di tích lịch sử Đòi A1 ngày nay (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ
Nghĩa trang Liệt sỹ A1 (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ
Hầm Đờ Caxtơri năm 1954 (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ
Hầm Đờ Caxtơri ngày nay đã trở thành điểm đến thăm quan của du khách (Ảnh: sưu tầm)
chiến trường Điện Biên Phủ
chiến trường Điện Biên Phủ
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là công trình trọng điểm, ý nghĩa quan trọng trong Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử và giáo dục thể hệ trẻ.
chiến trường Điện Biên Phủ
chiến trường Điện Biên Phủ
Sau 70 năm, chiến trường Điện Biên Phủ ngày ấy giờ đã thay da đổi thịt, vươn mình phát triển mạnh mẽ, trở thành một đô thị miền núi sầm uất, khang trang.
Nguyên Vỵ t/h