Từ nhiều năm nay, các tòa soạn hay những phóng viên theo dõi ngành Điện và độc giả đã không còn xa lạ gì với những cái tên Nguyễn Quang Thắng (Công ty Truyền tải điện 2) và Hoa Việt Cường (EVNHANOI). Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên Tạp chí Công Thương đã có dịp trò chuyện với những người thợ điện - tay bút - như vậy.
Nguyễn Quang Thắng – Nơi tình yêu bất tận
Cơ duyên đến với
ngành điện của anh rất tình cờ, tháng 7 năm 1992 anh được Sở Truyền tải điện 1
(nay là Công ty Truyền tải điện 2) tiếp nhận về làm công nhân quản lý đường dây tại Đội Truyền tải điện Đà Nẵng. Sau 5 năm
làm “ngươi lính đường dây” anh được điều động về Văn phòng Công ty phụ trách
mảng truyền thông, đây chính là cơ duyên đưa anh đến với nghề viết lách. Khi
được phân công công việc mới, chính bản thân Thắng chưa bao giờ nghĩ rằng anh
có thể làm tốt bởi anh chưa bao giờ cầm chiếc máy ảnh, chưa lần nào cầm bút
viết một cái tin.
Để góp phần khắc họa những nét đẹp của thợ đường dây, anh
quyết định học cách “cầm máy”, anh đã “tầm sư học đạo” tìm gặp những bậc đàn
anh như Nhà báo Thanh Lộc – Báo Nhân Dân, Nhà báo Nguyễn Đừng – Tạp chí Điện
lực, Nhà báo Giang Sơn – Báo Lao động xã hội để tìm tòi cách viết tin bài, sử
dụng máy ảnh. Quả thực, chuyển tải hình ảnh những lính đường dây và những công
trình điện vốn khô khan, toàn sắt và thép cứng, trở thành những công trình mang
tính nghệ thuật là một thử thách không nhỏ với Quang Thắng, nhưng anh đã dành
nhiều công sức và sự đam mê, thổi hồn vào những bức ảnh khô khan ấy.
Để có những khoảnh khắc đẹp trong những bức ảnh, nhiều lần anh đánh cược cả
mạng sống của mình để “chộp” những khoảnh khắc để đời. Anh chia sẻ: “Không
giống như những cảnh vật khác, cảnh về ngành Điện hết sức khô khan, nhìn đâu
cũng thấy cột kèo, sứ cách điện, dây dẫn, nếu không có sự chọn lọc, những thanh
ngang, thanh dọc ấy rất dễ làm bố cục ảnh bị rối, không biết đâu là trọng tâm,
là tiêu điểm. Nhiều lúc, để ghi lại được những khoảnh khắc đẹp, chính tôi cũng
đã leo lên cột 220 kV – 500 kV, cùng ra dây, ra sứ với anh em công nhân, mặc dù
biết là nguy hiểm”.
Giờ đây khi nhìn lại những thành quả của mình, anh luôn tự hào mình có rất nhiều tác phẩm để đời và góp vào công tác tuyên truyền của Công ty Truyền tải điện 2 nói riêng và của Tổng công ty Truyền tải Quốc gia chung. Quang đó anh đã đạt được nhiều cuộc thi ghi nhận như: Giải Nhì cuộc thi viết nét đẹp thợ điện Việt Nam do Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức năm 2010; Giải Nhì nội dung ảnh tại cuộc thi “Nét văn hóa người thợ điện” do Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức năm 2012; Giải nhất cuộc thi ảnh “Trên những cung đường Truyền tải điện” do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia tổ chức năm 2013; Giải ba nội dung ảnh tại cuộc thi “Vẻ đẹp Năng lượng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức năm 2014; Giải nhì cuộc thi Vinh quang người thợ truyền tải điện do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia tổ chức năm 2015. Đáng tự hào hơn khi anh chính là người đề xuất và xây dựng lên tờ “Bản tin Truyền tải điện” của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và đã được giới chuyên môn đánh giá cao.
Những bức ảnh này, đã thể hiện nỗi vất vả của những người thợ điệnHoa Việt Cường - đam mê hơn cả tình yêu
Những tin bài, những bức ảnh chân thực do anh thực hiện về người thợ điện - khi trắng đêm khắc phục sự cố do mưa bão hay lúc căng mình trong "chảo lửa" trưa hè,... đã giúp người dân hiểu hơn về những vất vả của người làm Điện.
hỗ trợ cùng đồng nghiệpTừng có thời gian dài làm nghề xây lắp, năm 2006, anh Cường chuyển sang lĩnh vực truyền thông, tuyên truyền. Thời gian đầu, anh thực sự cảm thấy khó khăn và bỡ ngỡ khi không biết phải bắt đầu từ đâu, khai thác thông tin gì, chụp ảnh ra sao, kỹ năng viết tin, bài thế nào? Nhưng được đồng nghiệp và các phóng viên theo dõi ngành tận tình chỉ bảo, cộng thêm việc tìm tòi, đọc tài liệu, sách báo, dần dần anh biết cách khai thác thông tin, chụp ảnh. Có thế mạnh về chuyên môn ngành Điện, những thông tin anh cung cấp đến độc giả, khách hàng vừa gần gũi, dễ hiểu và có tính chính xác cao.
Anh Cường tâm sự, một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất đối với anh là đợt tác nghiệp trong trận siêu giông ngày 13/6/2015. “Khi đó, Hà Nội mất điện trên diện rộng. Tôi phải dùng điện thoại di động để soạn thảo thông cáo báo chí gửi cho các cấp trên duyệt để có thông tin chuyển tới các tòa soạn. Sau đó lập tức lao ra đường để chụp lại những hình ảnh anh em công nhân khẩn trương khắc phục sự cố trong mưa bão."
Trong lúc tác nghiệp, anh Cường “nhận lệnh” đưa phóng viên các báo xuống hiện trường đưa tin. Anh vội vàng đưa vợ về nhà, mua tạm bánh mì cho các con rồi hai vợ chồng “ai vào việc nấy” (vợ anh cũng công tác trong ngành - PV).
Hoa Việt Cường trong một lần tác nghiệpMiệt mài làm phóng sự, đưa tin về tinh thần khắc phục của anh em thợ điện, anh Cường quên mất là cả ngày vẫn chưa kịp ăn gì. Tới khi được 1 đồng nghiệp chia đôi cái bánh mì, anh mới cảm thấy bụng đói cồn cào. Bù lại, những bức ảnh và thông tin anh cung cấp được rất nhiều cơ quan báo chí sử dụng. Ghi nhận thành tích và tinh thần làm việc đầy tinh thần trách nhiệm của anh, Tổng công ty trao tặng giấy khen cho anh đúng ngày sinh nhật 24/6.“Cứ cống hiến hết mình, cháy hết mình bằng đam mê của mình, thì niềm vui sẽ đến” - đó là tâm niệm của anh Cường.
Trò chuyện với các "phóng viên cơ sở" của ngành Điện, mới thấy hết nỗi vất vả, khó khăn và nhiệt huyết cũng như tình yêu nghề của họ. Với các anh, hạnh phúc chính là truyền tải được những tác phẩm gần gũi, chân thực về ngành Điện đến với khách hàng, để khách hàng thêm hiểu và chia sẻ với ngành. Những tác phẩm của họ không chỉ được đăng tải trên các ấn phẩm của Tổng công ty mà còn được đăng trên nhiều báo, tạp chí lớn khác như: Tạp chí Công thương, Tạp chí Điện lực, Nhân dân, Vnexpress… Từ các tác phẩm ấy, họ đã và đang góp phần đưa thông tin về ngành Điện tới gần hơn với công chúng.