Coca-Cola cuộc chiến trên thương trường

Ăn cắp bí mật kinh doanh: cái giá phải trả Ngày 6/7/2006, các công tố viên Mỹ đã buộc tội 3 người (gồm 2 nam và 1 nữ) đã ăn cắp bí mật kinh doanh của Hãng Coca-Cola và tìm cách bán nó cho đối thủ cạ

Theo các nhà điều tra, vào tháng 5, một người tự xưng là “Dirk”- một quan chức cấp cao tại Coca-Cola đã gửi một lá thư đến PepsiCo với lời đề nghị bán những thông tin “bí mật và chi tiết” cho hãng này. Sau đó, PepsiCo đã gửi bản sao của lá thư đến Hãng Coca-Cola. Ngay lập tức, Coca-Cola liên lạc với FBI và một cuộc điều tra bí mật được tiến hành. Sau này, cảnh sát phát hiện “Dirk” chính là Dimson và William - người cung cấp những thông tin mà Dimson đề nghị bán cho PepsiCo. Cảnh sát cho biết, Dimson đã đề nghị bán phần tài liệu mật dài 14 trang cho một nhân viên chìm của FBI với giá 10.000 USD. Sau đó, Dimson cũng đồng ý bán cho người này một sản phẩm mẫu đang được Coca-Cola giữ bí mật, với giá 70.000 USD. Đến ngày 27/6/2006, một nhân viên chìm khác của FBI đề nghị mua của Dimson những bí mật thương mại khác với giá 1,5 triệu USD. Cũng trong ngày 27/6/2006, một tài khoản ngân hàng được mở, đứng tên Duhaney và Dimson và địa chỉ dùng trong tài khoản chính là nhà của Duhaney.

Coca-Cola Việt Nam sử dụng gần 13 tấn nguyên liệu quá đát

Sự việc xuất phát từ nguồn tin cho biết Coca-Cola Việt Nam đã sử dụng hương liệu hết hạn để sản xuất nước ngọt. Ngày 7/7/2006, đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm theo sự chỉ đạo của UBND TP.HCM đã bắt đầu tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ vụ việc và phát hiện trong kho của Nhà máy Coca-Cola có gần 13 tấn hương liệu, nguyên liệu đã hết hạn sử dụng, trong đó nhiều nhất là bột cam (1,81 tấn), bột chanh (0,62 tấn), mono calcium phosphate (0,83 tấn), Samurai D-H (1,55 tấn)...  Theo tờ khai hải quan của Coca-Cola Việt Nam, hầu hết các loại nguyên liệu, phụ gia nói trên đều được nhập khẩu từ các nước Úc, Mỹ, Indonesia, Anh... trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến đầu năm 2004.

Sau khi bị phát hiện, Coca- Cola cho rằng, việc đưa hương liệu Samurai vào sử dụng hoàn toàn không vi phạm các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm. Theo bà Hoàng Thị Chi - Giám đốc Chất lượng toàn quốc Coca-Cola Việt Nam, lô hàng này chỉ là “đã qua hạn sử dụng tốt nhất” (best before date), tức vẫn có thể sử dụng được vào mục đích chế biến. Khi lô hàng qua hạn sử dụng, công ty đã cho đánh giá lại toàn bộ lô hàng và đưa vào sản xuất thử trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Giám đốc Nhà máy Coca-Cola Việt Nam khi giải trình với đoàn thanh tra cũng cho rằng, công ty đã phê chuẩn việc cho phép kéo dài thời hạn sử dụng lô hàng nói trên thêm 120 ngày với điều kiện thành phẩm phải được giữ ở nhiệt độ từ 17-30o C.

Tuy nhiên, đoàn thanh tra cuối cùng vẫn đi đến quyết định phải tiêu hủy toàn bộ lô hàng nói trên. Từ 17-7, các cơ quan chức năng TP.HCM tiến hành tiêu hủy các lô hàng nguyên liệu, phụ gia hết hạn sử dụng của Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam. Thời gian tiêu hủy dự kiến trong bốn ngày.

  • Tags: